Giải bài 33 vật lí 9: Dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều là gì ? Có những cách nào để xuất hiện dòng điện xoay chiều ? Để trả lời câu hỏi này, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài Dòng điện xoay chiều thuộc chương trình SGK vật lí 9. Hi vọng, với cách hướng dẫn giải chi tiết các bài tập thì đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
Nội dung bài viết gồm 2 phần:
- Lý thuyết
- Hướng dẫn giải bài tập SGK
A. LÝ THUYẾT
- Dòng điện cảm ứng trong cuộc dây dẫn kín đổi chiều khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây đang tăng mà chuyển sang giảm hoặc ngược lại đang giảm mà chuyển sang tăng.
- Nếu ta liên tục lần lượt đưa nam châm vào và kéo nam châm ra khỏi cuộn dây dẫn kín thì trong cuộn dây xuất hiện dòng điện luân phiên đổi chiều. Dòng điện luân phiên đổi chiều như trên gọi là dòng điện xoay chiều
- Khi cho cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm hay cho nam châm quay trước cuộn dây dẫn thì trong cuộn dây có thể xuất hiện dòng điện cảm ứng xoay chiều
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi giữa bài
Trang 90 Sgk Vật lí lớp 9
Mắc vào hai đầu của một cuộn dây dẫn hai đèn LED (một đèn màu đỏ, một đèn màu vàng) song song và ngược chiều nhau như ở hình 33.1
Làm thí nghiệm và chỉ rõ đèn nào sáng trong hai trường hợp:
+ Đưa nam châm từ ngoài vào trong cuộn dây.
+ Kéo nam châm từ trong ra ngoài cuộn dây.
Trang 91 Sgk Vật lí lớp 9
Bố trí thí nghiệm như hình 33.2
Hãy phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến đổi như thế nào khi cho nam châm quay quanh một trục thẳng đứng trước cuộn dây dẫn. Từ đó suy ra dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây có chiều biến đổi như thế nào trong khi nam châm quay.
Trang 91 Sgk Vật lí lớp 9
Trên hình 33.3 vẽ một cuộn dây dẫn kín có thể quay quanh một trục thẳng đứng trong từ trường của một nam châm. Hãy phân tích xem số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên như thế nào khi cuộn dây quay, từ đó suy ra nhận xét về chiều của dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây dẫn.
Hướng dẫn giải bài tập cuối bài
Câu 4: Trang 92 Sgk Vật lí lớp 9
Trên hình 33.4 vẽ một cuộn dây dẫn kín có thể quay trong từ trường của một nam châm. Hai đèn LED khác nhau, mắc song song ngược chiều vào hai đầu cuộn dây tại cùng một vị trí. Khi cho cuộn dây quay, hai bóng đèn bật sáng, vạch ra hai nửa vòng sáng đối diện nhau. Giải thích tại sao mỗi bóng đèn lại chỉ sáng trên nửa vòng tròn
Xem thêm bài viết khác
- Hãy trả lời câu hỏi ở phần I :" Trong đinamô có một nam châm và cuộn dây. Khi quay núm của đinamô thì nam châm quay theo và đèn sáng. Liệu có phải nhờ nam châm mà tạo ra được dòng điện không ? " sgk Vật lí 9 trang 86
- Nhớ lại kiến thức về từ tính của nam châm ở lớp 5 và lớp 7, hãy đề xuất và thực hiện một thí nghiệm để phát hiện xem một thanh kim loại có phải là nam châm hay không ?
- Cho rằng các dây dẫn với tiết diện 2S và 3S có điện trở tương đương là
- Hai dây đồng có cùng chiều dài, dây thứ nhất có tiết diện
- Hãy cho biết màu của ánh sáng mà ta thu được sau các tấm lọc màu trong thí nghiệm 1 sgk Vật lí 9 trang 137
- Em hãy cho biết tiêu cự của thể thủy tinh khi mắt nhìn các vật ở xa và các vật ở gần dài, ngắn khác nhau như thế nào ? sgk Vật lí 9 trang 129
- Giải bài 32 vật lí 9: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- Nam châm điện được tạo ra như thế nào, có gì lợi hơn so với nam châm vĩnh cửu?
- Hai dây nhôm có cùng chiều dài. Dây thứ nhất có tiết diện 0,5
- Hướng dẫn giải câu 4 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- Hướng dẫn giải câu 3 bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- Một biến trở con chạy có điện trở lớn nhất là 20