Giải câu 10 bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
Câu 10: Trang 54 - sgk hình học 11
Cho hình chóp S. ABCD có AB và CD không song song. Gọi M là một điểm thuộc miền trong của tam giác SCD
a) Tìm giao điểm N của đường thẳng CD và mặt phẳng (SBM)
b) Tìm giao tuyến của hai mặt phẳng (SBM) và (SAC)
c) Tìm giao điểm I của đường thẳng BM và mặt phẳng (SAC)
d) Tìm giao điểm P của SC và mặt pẳng (ABM), từ đó suy ra giao tuyến của hai mặt phẳng (SCD) và (ABM)
Bài làm:
Theo giả thiết ta có hình vẽ sau:
a) Gọi N là giao điểm của SM và CD:
=> N ∈ SM mà SM ⊂ (SBM) => N ∈ (SBM)
Vậy N = CD ∩ (SBM).
b) Trong mặt phẳng (ABCD), BN và AC cắt nhau tại điểm O.
O ∈ BN => O ∈ (SBM)
O ∈ AC=> O ∈ (SAC)
=>O là một điểm chung của mặt phẳng (SBM) và (SAC).
Mặt khác ta cũng có S cũng là một điểm chung của (SBM) và (SAC).
=>SO = (SBM) ∩ (SAC).
c) Trong mặt phẳng (SBM) ta có I = BM ∩ SO
Ta có: I ∈ SO => I ∈ (SAC).
Vậy I = BM ∩ (SAC).
d) Trong mặt phẳng (SAC), P = AI ∩ SC ,
=> P ∈ SC và P ∈ AI.
=>P ∈ (ABM) hay P = (ABM) ∩ SC.
Trong mặt phẳng (SCD), PM ∩ SD = Q,
=> Q ∈ SD; Q ∈ PM => PM ∈ (ABM)
=>Q ∈ (BM) hay Q = (ABM) ∩ SD.
Vậy: (SCD) ∩ (ABM) = PQ.
Xem thêm bài viết khác
- Giải Câu 3 Bài Câu hỏi ôn tập chương 3
- Giải Câu 4 Bài Ôn tập cuối năm
- Giải Câu 7 Bài 1: Vecto trong không gian
- Giải Câu 3 Bài 1: Vecto trong không gian
- Giải Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc
- Giải Bài 6: Khái niệm về phép dời hình và hai hình bằng nhau
- Giải bài 2: Phép tịnh tiến
- Giải Câu 10 Bài 1: Vecto trong không gian
- Giải Câu 1 Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc
- Giải câu 7 bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
- Giải câu 4 bài: Ôn tập chương II
- Giải câu 2 bài 4: Hai mặt phẳng song song