Giải câu 6 bài 16: Luyện tập Liên kết hóa học
Câu 6.(Trang 76 SGK)
a) Lấy ví dụ về tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của các loại tinh thể đó. Giải thích.
c) Tinh thể nào dẫn điện được ở trạng thái rắn? Tinh thể nào dẫn điện được khi nóng chảy và khi hòa tan trong nước?
Bài làm:
a)Một số ví dụ:
- Tinh thể ion: NaCl; MgO; CsCl
- Tinh thể nguyên tử: Kim cương
- Tinh thể phân tử: Băng phiến, iot, nước đá.
b) Nhiệt độ nóng chảy của tinh thể ion,tinh thể nguyên tử > tinh thể phân tử do
- Lực hút tĩnh điện giữa các ion ngược dấu lớn nên tinh thể ion rất bền vững. Các hợp chất ion đều khá rắn,khó bay hơi,khó nóng chảy
- Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn, vì vậy tinh thể nguyen tử đều bền vững, khá cững, khó nóng chảy, khó bay hơi.
- Trong tinh thể phân tử các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vây tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi
c) Không có tinh thể nào có thể dẫn điện ở trạng thái rắn. Tinh thể dẫn điện được nóng chảy và khi hòa tan trong nước là: tinh thể ion
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 6 bài 34: Luyện tập: Oxi và lưu huỳnh
- Giải câu 3 bài 1: Thành phần nguyên tử
- Giải thí nghiệm 3 bài 37: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học
- Giải câu 4 bài 39: Luyện tập: Tốc độ phản ứng và cân bằng hóa học
- Giải câu 3 bài 6: Luyện tập Cấu tạo vỏ nguyên tử
- Giải câu 6 bài 33: Axit sunfuric Muối sunfat
- Giải câu 4 bài 38: Cân bằng hóa học
- Giải câu 1 bài 32: Hidrosunfua – Lưu huỳnh đioxit – Lưu huỳnh trioxit
- Giải câu 3 bài 15: Hóa trị và số oxi hóa
- Giải câu 2 bài 33: Axit sunfuric Muối sunfat
- Giải câu 2 bài 38: Cân bằng hóa học
- Giải câu 7 bài 11: Luyện tập Bảng tuần hoàn, sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học