Giải thí nghiệm 1 bài 14: Bài thực hành 3 Dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học
Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím)
- chất rắn trong ống nghiệm có tan hết không?
- Quan sát màu của dung dịch trong hai ống nghiệm.
Bài làm:
Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng kali pemanganat (thuốc tím)
Dụng cụ và hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp gỗ, đóm,…
- Hóa chất: kali pemanganat (thuốc tím)
Cách tiến hành:
- Lấy một lượng (khoảng 0,5g) thuốc tím đem chia làm ba phần.
- Bỏ một phần vào nước đứng trong ống nghiệm (1), lắc cho tan (cầm ống nghiệm đập nhẹ vào lòng bàn tay).
- Bỏ hai phần vào ống nghiệm (2) rồi đun nóng (làm như cách đun nóng ở thí nghiệm 2, bài thực hành 1). Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan.
Hiện tượng - giải thích:
- Ống nghiệm (1): thuốc tím tan hết trong nước tạo thành dung dịch có màu tím.
- Ống nghiệm (2): Đưa que đóm cháy dở còn tàn đỏ vào để thử, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun, để nguội ống nghiệm. Sau đó đổ nước vào, lắc cho tan thì thấy chất rắn không tan hết, dung dịch có màu tím nhạt hơn so với ống nghiệm (1).
- Ống nghiệm (1) xảy ra hiện tượng vật lí vì chỉ có sự chuyển trạng thái của chất từ rắn sang lỏng .
- Ống nghiệm (2) xảy ra hiện tượng hóa học vì có chất mới được tạo thành: sản phẩm có khí O2 (làm que đóm bùng cháy)
Xem thêm bài viết khác
- Giải bài 18 hóa học 8: Mol
- Giải câu 3 bài 22: Tính theo phương trình hóa học
- Giải câu 5 bài 34: Bài luyện tập 6
- Giải thí nghiệm 1 bài 39: Bài thực hành 6 Tính chất hóa học của nước
- Giải câu 6 bài 42: Nồng độ dung dịch
- Giải câu 4 bài 5: Nguyên tố hóa học
- Giải câu 1 bài 32: Phản ứng oxi hóa khử
- Giải bài 7 hóa học 8: Bài thực hành 2 Sự lan tỏa của chất
- Giải bài 36 hóa học 8: Nước
- Giải câu 1 bài 2: Chất
- Giải câu 5 bài 40: Dung dịch
- Giải câu 3 bài 23: Bài luyện tập 4