Giải toán VNEN 9 bài 2: Quan hệ giữa đường kính và dây cung của đường tròn
Giải bài 2: Quan hệ giữa đường kính và dây cung của đường tròn trang 93. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A.B. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG và HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
1.Thực hiện các hoạt động sau
a) Điền vào chỗ chấm (...)
Bài toán: Cho đường tròn (O; R) có AB là dây bất kì. Chứng minh AB 2R
Gợi ý:
* Trường hợp AB là đường kình (h.80a), ta có AB =.............
* Trường hợp AB không à đường kình (h.80b), ta có:
Xét OAB, có OA + OB.............AB
Mà OA = OB = ..............
Suy ra .............> AB
Vậy AB <...............
Trả lời:
* Trường hợp AB là đường kình (h.80a), ta có AB = 2R
* Trường hợp AB không à đường kình (h.80b), ta có:
Xét OAB, có OA + OB > AB
Mà OA = OB = R
Suy ra 2R > AB
Vậy AB < 2R.
b) Đọc kĩ nội dung sau:
- Trong các dây của đường tròn, dây lớn nhất là đường kính.
2.Thực hiện các hoạt động sau
2.1. a) Giải bài toán sau:
Cho đường tròn tâm O và đường kính AB vuông góc với dây CD tại I. Chứng minh I là trung điểm của dây CD (h.82).
Hướng dẫn:
* Nếu CD đi qua tâm O thì có I trùng với O, khi đó I là trung điểm của CD.
* Nếu CD không đi qua tâm O
Nối OC, OD. Xét OCD, có OC = OD =................
$OCD...............
Mà AB CD tại I. Suy ra AB là...................
Vậy I là......................
Trả lời:
* Nếu CD đi qua tâm O thì có I trùng với O, khi đó I là trung điểm của CD.
* Nếu CD không đi qua tâm O
Nối OC, OD. Xét OCD, có OC = OD = R
OCD cân
Mà AB CD tại I. Suy ra AB là đường trung trực của CD
Vậy I là là trung điểm của CD.
b) Đọc kĩ nội dung sau:
- Trong một đường tròn đường kính vuông góc với một dây thì đi qua trung điểm của dây đó.
c) Cho hình 83. Biết bán kính OA của (O) vuông góc với dây BC tại M, BC = 8cm, OM = 3cm. Tính bán kính (O).
Trả lời:
Bán kính OA vuông góc với BC tại M tức M là trung điểm của BC
MB = MC = $\frac{BC}{2}$ = 4
Theo định lý Py-ta-go ta có:
R = OB = = $\sqrt{4^{2}+ 3^{2}}$ = 5cm.
2.2.a) Đố em!
Đường kính AB của đường tròn (O) đi qua trung điểm M của dây CD thì AB có vuông góc với CD không? Vì sao? (Hãy vẽ hình theo hai trường hợp dây CD là đường kính và dây CD không là đường kính của (O)).
Trả lời:
* Nếu CD không là đường kính:
Xét OCD có OC = OD nên OCD là tam giác cân
M là trung điểm CD nên OM CD hay AB CD
Vậy trong trường hợp CD không là đường kính, đường kính AB của (O) đi qua trung điểm M của dây CD thì AB vuông góc với CD.
* Nếu CD là đường kính:
Đường kính AB đi qua trung điểm của CD thì AB không vuông góc với CD trong trường hợp CD là đường kính của (O).
b) Đọc kĩ nội dung sau:
- Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây không đi qua tâm thì vuông góc với dây ấy.
c) Cho hình 84.
Hãy tính độ dài dây CD, biết OC = 1,5cm,
CM = MD, OM = 0,9cm.
Trả lời:
Vì CM = MD nên M là trung điểm của CD suy ra OM CD
Thep định lý Py-ta-go trong tam giác vuông ta có:
CM = = $\sqrt{1,5^{2} - 0,9^{2}}$ = 1,2cm
Suy ra CD = 2CM = 2,4cm.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Trang 96 sách VNEN 9 tập 1
Cho đường tròn (O) đường kính AB, dây CD không cắt đường kính AB. Gọi E và F theo thứ tự là chân các đường vuông góc kẻ từ A và B đến CD. Chứng minh rằng: OE = OF và CF = DE.
Câu 2: Trang 96 sách VNEN 9 tập 1
a) Cho nửa đường tròn tâm O, đường kính AB. Vẽ dây CD bất kì khác AB. Từ C và D lần lượt kẻ các đường vuông góc với CD, các đường này cắt AB theo thứ tự tại E, F. Chứng minh AF = BE.
b) Cho nửa đường tròn (O), đường kính MN. Trên MN lấy hai điểm A và B sao cho AM = BN. Qua A và B kẻ các đường thẳng song song với nhau, chúng cắt nửa đường tròn (O) lần lượt lại E và F. Chứng minh AE và BF vuông góc với EF.
D.E. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG và TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Câu 1: Trang 96 sách VNEN 9 tập 1
Hai cầu thủ ở hai vị trí A và B như hình 85, có tốc độ chạy bằng nhau xuất phát cùng thời điểm. Hỏi ai có thể tiếp cận quả bóng tại C trước?
Câu 2: Trang 96 sách VNEN 9 tập 1
Cho đường tròn (O) đường kính AB. Dây CD cắt đường kính AB tại M. Gọi E và F theo thứ tự là hình chiếu của A và B trên CD. Từ O kẻ đường thẳng vuông góc với CD tại H và cắt AF tại K. Chứng minh rằng:
a) KA = KF ; b) CE = DF.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 trang 64 toán VNEN 9 tập 1
- Giải câu 7 trang 23 toán VNEN 9 tập 1
- Giải câu 3 trang 10 sách toán VNEN lớp 9 tập 1
- Giải câu 2 trang 33 toán VNEN 9 tập 1
- Giải câu 4 trang 52 toán VNEN 9 tập 1
- Giải câu 3 trang 69 toán VNEN 9 tập 1
- Giải toán VNEN 9 bài 3: Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau
- Giải câu 5 trang 07 sách toán VNEN lớp 9 tập 1
- Giải câu 1 trang 129 toán VNEN 9 tập 1
- Giải câu 3 trang 85 toán VNEN 9 tập 1
- Giải câu 1 trang 52 toán VNEN 9 tập 1
- Giải toán VNEN 9 bài 6: Luyện tập (chương II)