Khoa học tự nhiên 6 Bài 11: Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh
Sau đây, KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho "Bài 11: Cơ quan sinh dưỡng của cây xanh - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 6, tập 1,trang 60". Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
1. Trò chơi “Thi kể tên các bộ phân của cây xanh”
Lớp cử 1 bạn làm quản trò, 1 bạn làm thư kí, các bạn còn lại được chia thành 2 đội chơi. Mỗi đội chơi có 1 đội trưởng.
Bắt đầu cuộc chơi, quản trò yêu cầu đội trưởng của 2 đội oẳn tù tì, nếu đội nào thắng thì đội đó phải kể tên một bộ phận của cây trước, sau đó tiếp đến đội thứ 2 và cứ thế lần lượt.
Đội thắng cuôc sẽ kể được nhiều bộ phận của câu nhất.
2. Gọi tên các bộ phận là cơ quan sinh dưỡng của cây và nêu chức năng của chúng
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Rễ cây
a, Các loại rễ
Quan sát hình 11.1, mô tả sự khác nhau của 2 loại rễ cây A, B. Gọi tên 2 loại rễ đó.
b, Chức năng của rễ
- Sử dụng các từ và cụm từ gợi ý sau để điền vào chỗ trống: lông hút, giữ, hút nước và muối khoáng hòa tan.
Rễ ………………….. cho cây mọc được trên đất. Rễ ……
Rễ cây có ………………. (quan sát hình 11.2). Chức năng của lông hút là hút nước và muối khoáng hòa tan.
2. Thân cây
a, Các bộ phận của thân
- Chú thích vào hình 11.3 (sử dụng những từ hoặc cụm từ: thân chính, cành, chồi nách, chồi ngọn)
- Thảo luận nhóm trả lời câu hỏi vào vở:
+ Nêu điểm giống nhau giữa thân và cành
+ Phân biệt chồi nách và chồi ngọn
Phiếu học tập
1. Điền vào chỗ trống trong bảng dựa vào các cụm từ gợi ý sau: thân gỗ, thân bò, thân leo, thân cỏ:
Các loại thân | Đặc điểm | |
Thân đứng | (1)………………. | Cứng, cao và có cành |
Thân cột | (2) cứng, cao và không có cành | |
(2) …………………. | Mềm, yếu, thấp | |
(4) …………….. | Leo bằng nhiều cách như bằng thân quấn, tua cuốn | |
(5) …………………… | Mềm, yếu, bò sát đất |
2. Điền vào chỗ chấm
Tùy theo cách mọc của thân mà người ta chia thân làm …. Loại: thân ….. (thân gỗ, thân cột, thân cỏ), thân ….. (thân quấn, thân cuốn) và thân …..
4. Quan sát hình 11.4 và điền vào chỗ trống trong bảng sau:
Cây đa: thân gỗ | Cây rau má: ………………….. |
Cây dừa: ………………….. | Cây đậu Hà lan: …………………… |
Một loại cây bìm bìm: ………………… | Cây cỏ màn trầu: …………………… |
Cây đậu: …………………… |
c, Chức năng của thân
- Sử dụng các từ và cụm từ gợi ý sau để điền vào chỗ trống: vận chuyển, nâng đỡ, cơ quan sinh dưỡng.
Thân là một …………………………….. của cây, có chức năng ……………………các chất trong cây và …………………….. tán lá.
3. Lá cây
a, Các bộ phận của lá cây
- Trả lời câu hỏi: chức năng quan trọng nhất của lá là gì?
- Sử dụng các từ sau: phiến lá, gân lá, cuống lá để chú thích vào hình 11.5.
- Quan sát hình 11.6 và hình 11.7 hoặc lá cây mà các em mang đến lớp, hoàn thành bảng và trả lời câu hỏi:
+ Quan sát hình 11.6, 11.7:
+ Hoàn thành bảng theo mẫu:
STT | Tên lá cây | Phiến lá | Gân lá | |||
Hìn dạng | Màu sắc | Kích thước | Diện tích bề mặt phiến lá so với cuống | |||
1 | Lá gai | Bản dẹt, mép có răng cưa | Màu lục | Nhỏ | Lớn hơn | Hình mạng |
2 | Lá địa lan | |||||
3 | Lá kinh giới | |||||
4 | Lá lốt | |||||
5 | Lá xương sông | |||||
6 | Lá sen | |||||
7 | Lá địa liền |
- Trả lời các câu hỏi sau vào vở:
+ Nhận xét về đặc điểm của lá.
+ Tìm điểm giống nhau của các phiến lá trên. Ý nghĩa của đặc điểm đó với việc thu nhận ánh sáng?
+ Có mấy kiểu gân lá? Đó là những kiểu nào?
b, Các loại lá cây
-
Quan sát hình 11.8 và hoàn thành bảng:
Cho bộ thẻ chữ về đặc điểm của lá đơn, lá kép:
1.Chồi nách nằm ở phía trên cuống
2.Cuống chính phân nhánh thành nhiều cuống con
3.Chồi nách chỉ có ở phía trên cuống chính, không có cuống con
4.Khi rụng thì cả cuống và phiến cùng rụng một lúc
5. Không có lá chét
6. Mỗi cuống con mang một phiến gọi là lá chét
7.Thường lá chét rụng trước, cuống chính rụng sau
8.Cuống chính không phân nhánh, mỗi cuống chỉ mang một phiến
Kẻ bảng vào vở và hoàn thành dựa trên bộ thẻ chữ đã cho:
Đặc điểm | Lá mồng tơi (lá đơn) | Lá hoa hồng (lá kép) |
Sự phân nhánh của cuống | ||
Lá chét | ||
khi lá rụng | ||
Vị trí của chồi nách |
- Thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi:
+ Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là rễ cây?
+ Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là thân cây?
+ Đặc điểm hình thái nào thường được dùng để nhận biết một cơ quan/ bộ phận là lá cây?
- Trao đổi kết quả thảo luận với các nhóm khác
- Quan sát mẫu vật và cho biết:
+ Củ khoai lang thuộc bộ phận nào?
+ Củ su hào thuộc bộ phận nào?
+ Gai của cây xương rồng thuộc bộ phận nào của cây?
- Quan sát hình 11.9 (nếu có thể thì hãy quan sát mẫu thật) và hoàn thành bảng 11.1, 11.2, 11.3
Bảng 11.1. Một số loại rễ biến dạng
STT | Mẫu vật | Đặc điểm hình thái | Chức năng | Tên rễ biến dạng |
1 | Cây sắn | Rễ phình to | Dự trữ | Rễ củ |
… |
Bảng 11.2. Một số loại thân biến dạng
STT | Mẫu vật | Đặc điểm hình thái | Chức năng | Tên rễ biến dạng |
1 | Củ su hào | nằm trên mặt đất | Dự trữ | thân củ |
… |
Bảng 11.3. Một số loại lá biến dạng
STT | Mẫu vật | Đặc điểm hình thái | Chức năng | Tên rễ biến dạng |
1 | Xương rồng | Lá dạng gai nhọn | Giảm thoát hơi nước | Lá biến thành gai |
… |
- Lần lượt hỏi bạn và nghe câu trả lời:
+ Liệt kê một số loại rễ, thân, lá biến dạng. Chúng có chức năng gì?
+ Sự biến dạng của rễ thân lá có ý nghĩa gì đối với đời sống của cây?
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
- Liệt kê các bộ phận thuộc có quan sinh dưỡng của thực vật. Chúng có chức năng gì?
- Phân biệt rễ cọc, rễ chum
- Thân cây gồm những bộ phận nào?
- có mấy loại thân? Kể tên một số cây có những loại thân đó.
- Lá có đặc điểm bên ngoài như thế nào giúp nó nhận được nhiều ánh sáng?
- Kể tên một số loại rễ, thân, lá biến dạng và nêu chức năng của chúng.
C. Hoạt động luyện tập
1. Lần lượt em hỏi bạn và nghe câu trả lời
- Phân biệt các cơ quan sinh dưỡng của cây
- Điều gì xảy ra với cây nếu cây đó bị vặt phần lớn lá?
- Điều gì xảy ra với cây nếu cây đó bị cắt phần lớn rễ?
2. Trò chơi
Lớp cử 1 bạn làm quản trò, 1 bạn làm thư kí, các bạn còn lại được chia thành 2 đội chơi. Mỗi đội chơi có 1 đội trưởng.
Bắt đầu cuộc chơi, quản trò yêu cầu đội trưởng của 2 đội oẳn tù tì, nếu đội nào thắng thì đội đó được quyền nêu tên một mẫu vật có cơ quan biến dạng. Nhiệm vụ của đội còn lại: (1) xác định bộ phận biến dạng, (2) mô tả đặc điểm và nêu chức năng của bộ phận đó đối với cây. Sau đó tiếp đến đội thứ 2 và cứ thế lần lượt.
Đội thắng cuôc sẽ kể được nhiều bộ phận của câu nhất.
D. Hoạt động vận dụng
Quan sát một số cây sống quanh em. Hoàn thành bảng sau:
STT | Tên cây | Kểu rễ | Loại thân | Kiểu gân lá | Dạng lá | ||||||
Rễ cọc | Rễ chùm | Thân đứng | Thân leo | Thân bò | Hình mạng | Song song | Hình cung | Lá đơn | Lá kép | ||
1 | Cây nhãn | ||||||||||
2 | |||||||||||
3 | |||||||||||
4 |
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Hãy viết một đoạn văn mô tả một cây bất kì dựa trên gợi ý:
- Đặc điểm môi trường sống của cây
- Đặc điểm rễ, thân, lá
(nên sử dụng hình ảnh minh họa)
Xem thêm bài viết khác
- 2. Quan sát hình vẽ thí nghiệm tìm hiểu thực vật lấy khí gì khi hô hấp
- 2. Trò chơi
- Chọn một loại cây hoặc một vật nuôi mà gia đình em có hoặc em biết. Mô tả quá trình lớn lên của sinh vật đó: em hãy vẽ hình và trình bày vào giấy, chia sẻ lên góc học tập của lớp.
- Trọng lượng là gì và tại sao trọng lượng của người trên Mặt Trăng nhỏ hơn trọng lượng người đó trên Trái Đất?
- Trong điều kiện nào thì nước chuyển sang các thể khác?
- Kể tên các loài sinh vật có ở địa phương vào bảng 22.2. Chỉ ra những loài đang bị suy giảm...
- Quan sát hình 22.4 về rạn san hô và cho biết tên các loài sinh vật trong đó. Nhận xét về mức độ đa dạng loài...
- Liên hệ quá trình làm muối từ nước biển, giống và khác nhau với quá trình này như thế nào? Giải thích sự khác nhau này.
- Quan sát thỏ trong hình 20.6 và ghi chú thích (chi trước, chi sau, mũi, miệng, mắt, tai, đầu, thân, đuôi)...
- Hãy kể tên 5 vật thể, trong đó có vật thể lớn nhất và vật thể bé nhất mà em quan sát được.
- Khoa học tự nhiên 6 bài 19: Động vật không xương sống
- Tại sao ở vùng biển, người ta phải trồng rừng ở phía ngoài đê?