Khoa học tự nhiên 7 bài 25 Máu và hệ tuần hoàn

Nội dung
  • 1 Đánh giá

KhoaHoc sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi cho Bài 25: Máu và hệ tuần hoàn - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 7,trang 149. 

1. Hoạt động khởi động

1. Trò chơi "Thi kể tên các thành phần của hệ tuần hoàn"

Lớp cử 1 bạn làm quản trò, 1 bạn làm thư kí, các bạn còn lại chia thành 2 đội chơi. Mỗi đội có 1 đội trưởng.

Hai đội oẳn tù tì để chọn đội chơi trước, kể tên các thành phần của hệ tuần hoàn, tiếp theo đến đội thứ 2 và cứ thể lần lượt.

Đội thắng là đội kể được nhiều bộ phận của hệ tuần hoàn nhất.

Bài làm:

Các thành phần của hệ tuần hoàn: máu, tim, hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch), mạch bạch huyết

2. Trả lời câu hỏi: Hãy nêu chức năng của hệ tuần hoàn. Để thực hiện chức năng ấy thì mỗi bộ phận của hệ tuần hoàn phải có cấu tạo phù hợp với chức năng như thế nào?

Bài làm:

- Chức năng của hệ tuần hoàn: vận chuyển các chất trong cơ thể

- Cấu tạo:

  • Tim 4 ngăn
  • Hệ mạch phân hóa thành động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

2. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Máu

Đọc thông tin, điền chú thích vào hình 25.1, hoàn thành bảng 25.1 và trả lời câu hỏi

a, Đọc thông tin

b, Chú thích vào hình 25.1

c, Hoàn thành bảng 25.1

Bảng 25.1. Các thành phần và chức năng của máu

Các thành phần của máuChức năng

d, Trả lời câu hỏi vào vở

- Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có hồng cầu?

- Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có bạch cầu?

- Điều gì xảy ra với cơ thể chúng ta nếu máu không có tiểu cầu?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tim, mạch máu và các vòng tuần hoàn

a, Tim

- Vẽ và chú thích các bộ phận của tim theo lí tưởng của mình.

- Quan sát hình 25.2, 25.3 và điền vào chỗ chấm.

Tim được cấu tạo bởi các cơ tim và mô liên kết, tạp thành các ngăn tim (tâm nhĩ ............., tâm nhĩ trái, tâm thất trái và tâm thất ...........) và các van tim (van hai lá, van ............., van ..................)

Bài làm:

1. phải

2. trái

3. ba lá

4. động mạch chủ

b, Mạch máu

- Trả lời câu hỏi: có những loại mạch máu nào? Dự đoán xem trong các mạch máu kể trên, mạch máu nào sẽ có thành dày nhất, mỏng nhất? tại sao?

- Quan sát hình 25.4:

- Hoàn thành bảng 25.2

Bảng 25.2. Cấu tạo và chức năng của các mạch máu

Các loại mạch máuSự khác biệt về cấu tạo giữa các mạch máuChức năng

- Giải thích vì sao có sự khác biệt về cấu tạo giữa 3 loại mạch máu: động mạch. mao mạch, tĩnh mạch?

Bài làm:

Bảng 25.2:

Các loại mạch máuSự khác biệt về cấu tạo giữa các mạch máuChức năng
Động mạchthành dày nhất (gồm 3 lớp: biểu bì, cơ trơn, mô liên kết), ít phân nhánhvận chuyển máu từ tim đi đến các cơ quan
Mao mạchthành mỏng nhất (chỉ gồm 1 lớp biểu bì), phân nhánh nhiềutrao đổi chất với các tế bào
Tĩnh mạchthành dày (gồm 3 lớp), phân nhánh ít, có vanvận chuyển máu từ các cơ quan về tim

- Sự khác biệt giữa các mạch máu để phù hợp chức năng.

c, Các vòng tuần hoàn

- Quan sát hình 25.5

- Hoàn thành bảng 25.3. Nơi máu được bơm tới từ các ngăn tim

Các ngăn tim coNơi máu được bơm tới
Tâm nhĩ trái co
Tâm nhĩ phải co
Tâm thất trái co
Tâm thất phải co

- Trả lời câu hỏi

+ Căn cứ vào chiều dài quãng đường mà máu được bơm qua, dự đoán xme ngăn tim nào có thành cơ tim dày nhất và ngăn nào có thành cơ tim mỏng nhất?

+ Hệ tuần hoàn máu gồm mấy vòng tuần hoàn? Đó là những vòng tuần hoàn nào? Mô tả.

=> Xem hướng dẫn giải

3. Môi trường trong cơ thể

Điền các cụm từ gợi ý: môi trường trong, hệ hô hấp, hệ bài tiết, máu.

................., nước mô và bạch huyết làm thành môi trường trong của cơ thể. Bạch huyết có thành phần gần giống máu, chỉ khác là không có hồng cầu, ít tiểu cầu.

................. thường xuyên liên hệ với môi trường ngoài thông qua các hệ cơ quan như da, hệ tiêu hóa, .......................,.......................... Sự trao đổi chất của tế bào trong cơ thể người với môi trường ngoài phải gián tiếp thông qua ..............................

Bài làm:

1. máu

2. môi trường trong

3. hệ hô hấp

4. hệ bài tiết

5. máu

4. Vệ sinh hệ tuần hoàn

a, Đọc nhãn thuốc sau đây

- Thuốc hạ huyết áp dùng cho đối tượng nào? Liều và cách dùng thuốc?

b, Hãy kể tên những bệnh thường gặp về hệ tim mạch.

c, Kể tên những tác nhân gây hại cho hệ tim mạch.

Nêu biện pháp rèn luyện và bảo vệ.

Bài làm:

a,

- Đối tượng: người cao huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, ngủ ít

- Liều dùng: ngày 3 lần (3 viên/lần)

- cách dùng: uống sau bữa ăn 30 phút, liên tục 1-2 tuần

b, Bệnh thường gặp: huyết áp thấp, nhồi máu cơ tim, mỡ máu, hở van tim, .....

c,

- Tác nhân: bẩm sinh, sốt cao, sốc tâm lí, chất kích thích, vi khuẩn, vi rut gây bệnh, ....

- Biện pháp: rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, tránh ăn nhiều mỡ động vật, đời sống tinh thần lành mạnh, không sử dụng các chất kích thích,...

3. Hoạt động luyện tập

1. Chú thích vào hình 25.8

Bài làm

2. Thử dùng tay xách định vị trí của tim trên ngực mình. Có thể dùng ngón tay xác định điểm đập, nơi mỏm tim (đỉnh tim) chạm vào thành trước của lồng ngực.

Bài làm:

thường tim nằm giữa lồng ngực, mỏm hướng về bên phải

3. Thử tìm cách xác định động mạch và tĩnh mạch trên cổ tay mình và nêu các nhận biết chúng.

Bài làm:

- Cách nhận biết:

  • động mạch có nhịp đập mạnh, nằm sâu bên dưới
  • tĩnh mạch màu xanh, đập nhẹ, nằm ngay dưới da

4. Khi bị ngã trầy xước, ta thấy có một ít nước không màu chảy ra từ chỗ trầy xước đó. Vậy nước ấy là gì?

Bài làm:

- Đó là nước mô.

5. Hãy đánh dấu x và cột Nên hay Không nên ứng với mỗi biện pháp được đưa ra trong bảng 25.4 nhằm tránh tác nhân có hại cho hệ tim mạch và rèn luyện hệ tim mạch.

Bảng 25.4. Các biện pháp vệ sinh hệ tuần hoàn

Biện phápNênKhông nên
1. Ăn uống hợp vệ sinh, khẩu phần ăn hợp lí, .....
2. Khắc phục những nguyên nhân lamfm tăng nhịp tim và huyết áp.
3. Sử dụng các chất có hại như thuốc lá, heerroin, rượu, .....
4. Lao động, học tập phù hợp.
5. Khi bị sốc hoặc stress cần điều chỉnh cơ thể kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ.
6. cần kiểm tra sức khỏe định kì
7. Thường xuyên nóng nổi, tức giận
8. Tập thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức
9. Mặc quần áo, giày dép quá chật
10. ăn nhiều đồ chiên, xòa, rán nhiều mỡ động vật
11. Sống vui vẻ, thư thả
12. Cần tiêm phòng các bệnh có hại cho hệ tim mạch và điều trị kịp thời

Bài làm:

- Nên: 1,2,3,4,5,6,8,11,12

- Không nên: 7, 9, 10

4. Hoạt động vận dụng

1. Kể tên một số bệnh liên quan đến hệ tuần hoàn và cách phòng tránh.

Bài làm:

- mỡ máu: tránh ăn đồ ăn nhiều mỡ động vật

- nhồi máu cơ tim: tránh sốt cao, sốc tinh thần, không sử dụng chất kích thích

2. Tập sơ cứu cầm máu trong các trường hợp giả định sau:

- Chảy máu mao và tĩnh mạch

- chảy máu động mạch

Bài làm

3. Hãy cho biết

a, Hiến máu có hại cho sức khỏe không? Vì sao?

b, Những ai có thể hiến máu được và những ai không thể?

c, Ngày nào trong năm được chọn làm ngày "toàn dân hiến máu nhân đạo"?

Bài làm:

a, Hiến máu không có hại cho sức khỏe

b, Những người không mắc bệnh huyết áp, các bệnh lây qua đường máu, thiếu máu

c, Ngày toàn dân hiến máu nhân đạo 7/4

5. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Hãy viết báo cáo về một số bệnh thường gặp ở hệ tuần hoàn. Mỗi bệnh cần nêu các ý chính:

- Tên bệnh

- Triệu chứng

- Nguyên nhân

- Cách phòng, tránh

=> Xem hướng dẫn giải