[KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 6: Đo khối lượng
Giải SBT khoa học tự nhiên 6 bài 6: Đo khối lượng sách "Kết nối tri thức". KhoaHoc sẽ hướng dẫn giải tất cả câu hỏi và bài tập với cách giải nhanh và dễ hiểu nhất. Hi vọng, thông qua đó học sinh được củng cố kiến thức và nắm bài học tốt hơn.
Câu 6.1. Hãy đổi những khối lượng sau đây ra đơn vị kilôgam (kg).
650g = ... kg;
2,4 tạ =...kg;
3,07 tấn =...kg;
12 yến =... kg;
12 lạng =...kg.
Trả lời:
650g = 0,65 kg;
24tạ = 240 kg;
3,07tấn = 3070kg;
12yến = 120kg;
12 lạng = 1,2kg.
Câu 6.2. Chọn đơn vị đo thích hợp cho mỗi chỗ trống trong các câu sau:
1. Khối lượng của một học sinh lớp 6 là 45...
2. Khối lượng của chiếc xe đạp là 0,20...
3. Khối lượng của chiếc xe tải là 5...
4. Khối lượng của viên thuốc cảm là 2...
5.Khối lượng của cuốn SGK KHTN 6 là 1,5...
Trả lời:
1. 45 kg
2. 0,20 tạ
3.5 tấn
4. 2g
5. 1,5 lạng
Câu 6.3. Hãy tìm đúng tên cho mỗi loại cần trong Hình 6.1 a, b, c, d.
Trả lời:
a) Cân lò xo;
b) Cân điện tử;
c) Cân đòn;
d) Cân đồng hồ.
Câu 6.4. Một hộp quả cân Roberval (Hình 6.2) gồm các quả cân có khối lượng 1g,2g,5g 10g 20g, 50g, 100 g, 200 g. Hãy xác định GHĐ và ĐCNN của cân.
Trả lời:
- GHĐ: 388 g;
- ĐCNN: 1 g.
Câu 6.5. Có 6 viên bi được sơn màu, bề ngoài giống hệt nhau, trong đó có một viên bí bằng sắt và 5 viên bị còn lại bằng chì. Biết viên bị bằng chỉ nặng hơn viên bí bằng sắt. Với chiếc cân Roberval, em hãy nêu phương án chỉ dùng nhiều nhất hai lần cân để tìm ra viên bí bằng sát.
Trả lời:
- Lần 1: chia làm 2, đặt lên mỗi bên đĩa cân 3 viên bị, dùng cân phát hiện bên 3 viên có chứa bị sắt nhẹ hơn.
- Lần 2: trong 3 viên bi, lấy 2 viên bất kì cho mỗi bên đĩa cân một viên. Có 2 trường hợp:
+ Nếu cân thăng bằng thì viên không đưa lên cân là bị sắt.
+ Nếu cân lệch về một bên thì bên còn lại là bi sắt.
Câu 6,6*. Hãy thiết kế một phương án dùng cân địa cơ cấu tạo tương tự như cân Roberval và một quả cân loại 4 kg (Hình 6.3) đề chia túi gạo 10 kg thành 10 túi có khối lượng bằng nhau.
Trả lời:
- Đặt quả cân 4 kg ở một bên đĩa cân, đổ từ từ gạo sang đĩa cân còn lại cho đến khi cân thăng bằng, ta được 4 kg gạo.
- Bỏ quả cân ra, chia đều gạo sang hai đĩa cân cho đến khi cân thăng bằng.
Ta được mỗi bên 2 kg gạo.
- Tiếp tục lấy gạo ở 1 đĩa chia đều sang hai đĩa cân cho đến khi cân thăng bảng. Ta được mỗi bên 1 kg gạo.
- Giữ nguyên gạo ở một đĩa cân và tiếp tục lấy phần gạo còn lại đổ từ từ sang đĩa cân bên kia, cho đến khi cân thăng bằng làm 5 lần như thế nữa ta được 10 phần gạo bằng nhau bằng 1 kg.
Xem thêm bài viết khác
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 45: Lực cản của nước
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 43: Trọng lượng, lực hấp dẫn
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 52: Chuyển động nhìn thấy của mặt trời. Thiên thể
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 32: Nấm
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 33: Thực hành: Quan sát các loại nấm
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 7: Đo thời gian
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 22: Cơ thể sinh vật
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 39: Tìm hiểu sinh vật ngoài thiên nhiên
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 55: Ngân hà
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 28: Thực hành: Làm sữa chua và quan sát vi khuẩn
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 51: Tiết kiệm năng lượng
- [KNTT] Giải SBT KHTN 6 bài 10: Các thể của chất và sự chuyển thể