Soạn VNEN GDCD 7 bài 8: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản
Soạn VNEN GDCD 7 bài 8: Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng, bảo vệ tài sản - Sách VNEN GDCD lớp 7 trang 51. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
1. Chơi trò chơi "đoán nhanh ô chữ"
Câu 1: Ô chữ gồm 9 chữ cái: Việc tôn trọng tài sản của người khác thể hiện phẩm chất này?
Câu 2: Ô chữ gồm 7 chữ cái: Đất đai, rừng núi, bệnh viện, trường học, đường quốc lộ, khoáng sản thuộc sở hữu của ai?
Câu 3: Ô chữ gồm 8 chữ cái: Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác..." là nội dung quy định về quyền sở hữu tài sản của công dân trong văn bản pháp luật này?
2. Tìm hiểu khái niệm
Trò chơi có nhắc đến các khái niệm "tài sản", "sở hữu", "quyền sở hữu tài sản".
Em hãy viết ra những hiểu biết của mình về các khái niệm này
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về quyền sở hữu tài sản
a. Cùng trao đổi
- Tên đồ dùng học tập mà em đang sở hữu và tình cảm của em với những đồ dùng đó
- Khi mượn đồ dùng của người khác, em có giữ gìn đồ dùng đó không? Tại sao?
- Nếu có ai lấy trộm đồ dùng của em, em sẻ xử sự như thế nào?
b. Quan sát ảnh, đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
- Hãy chỉ ra, ai trong trường hợp dưới đây có quyền sở hữu xe, ai chỉ có quyền sử dụng xe và ai có trách nhiệm giữ gìn, bảo quản xe?
- Anh Lâm là chủ xe máy
- Bác Nghĩa là người trông xe đạp ở trường em. Bác thường nhắc chúng em để xe đúng quy định
- Hùng mượn xe đạp của Nga để đến nhà bạn họp nhóm vì xe của Hùng bị hỏng
- Anh Lâm có thể cho mượn, bán hoặc tặng ai đó chiếc xe máy của mình không? Vì sao?
- Theo em, công dân có những quyền nào đối với tài sản mà mình sở hữu?
c. Hãy ghép các thẻ từ vào ô cho phù hợp:
(Quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt)
..... là quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản và hưởng lợi từ các giá trị sử dụng của tài sản đó
...... là quyền trực tiếp nắm giữ, quản lí tài sản
...... là quyền quyết định đối với tài sản như: mua bán, tặng cho, để lại thừa kế, phá hủy, vứt bỏ...Đây là quyền quan trọng nhất vì nó bao gồm cả hai quyền trên...
d. Quan sát các bức ảnh dười đây và cho biết tài sản trong mỗi bức ảnh thuộc tài sản nào?
e. Đọc Điều 32 và Điều 53 trong Hiến Pháp năm 2013: (sgk trang 54)
Từ kết quả thu được ở các hoạt động 1, b, c, d, e, em hãy cho biết thế nào là quyền sở hữu tài sản. Công dân, nhà nước có quyền sở hữu đối với loại tài sản nào?
2. Xác định nghĩa vụ của công dân trong việc tôn trọng tài sản của người khác và tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước
a. Hãy trao đổi với bạn bên cạnh để hoàn thành bảng sau:
Những hành động thể hiện sự tôn trọng tài sản người khác | Những hành động thể hiện sự tôn trọng, bảo vệ tài sản của nhà nước |
b. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi: Nữ sinh nhặt được của rơi trả lại người đánh mất
- Em hãy phân tích và nhận xét về hoàn cảnh, suy nghĩ, hành động của em Bảy
- Nếu em cũng nhặt được chiếc túi như Bảy, em sẽ làm như thế nào? Giải thích tại sao em làm như vậy.
3. Tìm hiểu trách nhiệm của Nhà nước trong việc công nhận, bảo vệ quyền sở hữu tài sản hợp pháp của công dân và bảo vệ tài sản của nhà nước, lợi ích công cộng
a. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi
Câu hỏi:
- Quyền sở hữu của công dân đã được ghi nhận như thế nào trong văn bản trên?
- Để có thể đưa ra những quy định này vào trong đời sống, giúp mọi người hiểu biết hơn thì nhà nước cần làm gì?
- Theo em, nhà nước xử lí như thế nào đối với những trường hợp xâm phạm tới tài sản của công dân cũng như của Nhà nước?
Thông tin 2: sgk trang 58
Câu hỏi:
- Chìu Qúy N đã chiếm đoạt những tài sản nào của chị Hồng?
- Việc xét xử Chìu Qúy N thể hiện trách nhiệm gì của Nhà nước với quyền sở hữu tài sản của công dân?
- Nếu em chứng kiến hành vi cướp tài sản của N, em sẽ làm gì?
Thông tin 3: Trang 58 sgk
Câu hỏi:
- Chủ sở hữu tài sản có những quyền gì để bảo vệ tài sản của mình?
- Vận dụng những quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã nêu ở thông tin 1 và 3 để giải quyết các tình huống sau:
- Nếu một bạn mượn đồ dùng của em nhưng mãi vẫn không trả dù em đã nói nhiều lần, em sẽ làm gì?
- Em sẽ làm gì nếu em bị cướp tài sản khi đang đi trên đường?
- Nếu đang đi trên xe bus, em thấy kẻ gian lấy trộm tài sản của người khác, em sẽ xử lí như thế nào?
C. Hoạt động luyện tập
1. Chia sẻ suy nghĩ
Em tán thành hay không tán thành với các quan điểm sau đây? Giải thích vì sao?
Quan điểm | Tán thành | Không tán thành | Giải thích |
1. Tài sản chung không cần bảo vệ | |||
2. Nhà nước không cần phải bảo vệ tài sản của công dân | |||
3. Mỗi công dân đều phải có ý thức tôn trọng, bảo vệ tài sản của người khác và của Nhà nước | |||
4. Tài sản của Nhà nước là tài sản thuộc sở hữu của toàn dân | |||
5. Quyền định đoạt bao hàm quyền chiếm hữu và quyền sử dụng | |||
6. Người có quyền chiếm hữu thì có quyền định đoạt tài sản | |||
7. Nhà nước ghi nhận quyền sở hữu về tài sản của công dân để thể hiện sự tôn trọng và bảo vệ quyền lợi của mọi người dân |
2. Đọc hội thoại và thực hiện nhiệm vụ
a. Đọc hội thoại:
Hùng: Trên báo mạng đưa tin nhặt được số tiền lớn đem trả này các cậu ơi
Hải: À, Lê Doãn Ý (Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng) nhặt được hơn 1,3 tỉ đồng đã trả lại người mất chứ gì?
Hùng: Không biết Lê Doãn Ý có biết anh ấy có quyền sử dụng số tiền đó không nhỉ? Anh ấy thật dại khờ khi trả lại tiền
Minh: Theo tớ thì Lê Doãn Ý không có quyền sử dụng mà chỉ có quyền định đoạt só tiền đó thôi
Hải: Các cậu nhầm rồi, nếu không trả lại thì Lê Doãn Ý là người có hành vi trái pháp luật đấy.
b. Thực hiện nhiệm vụ:
- Xác định ý kiến đúng trong hội thoại trên. Giải thích tại sao.
- Em hãy rút ra bài học cho bản thân về tôn trọng tài sản và quyền sở hữu của người khác.
3. Hoàn thành bảng:
Hãy liệt kê một số hành vi thực hiện đúng và hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghĩa vụ tôn trọng tài sản của người khác và tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước:
Hành vi thực hiện đúng | Hành vi vi phạm |
4. Chơi trò chơi "tiếp sức"
5. Đóng vai và xử lí tình huống
Tình huống 1: Bình 12 tuổi là học sinh lớp 7A. Một hôm Bình mượn xe đạp của bạn Minh (cùng lớp) để đi chơi. Tuy nhiên, Bình đã tự ý đặt xe đạp đó ở hiệu cầm đồ lấy tiền chơi điện tử.
Câu hỏi:
- Em có nhận xét như thế nào về hành vi của Bình?
- Nếu em là Minh, em sẽ làm gì để lấy lại chiếc xe đạp? Giải thích vì sao?
- Theo em, Bình và Minh có những quyền gì đối với chiếc xe đạp đó?
Tình huống 2: Lớp 7A và lớp 7B ở cạnh nhau. Giờ ra chơi, học sinh hai lớp nô đùa, xô đẩy nhau ngoài hành lang. Hùng ở lớp 7A đẩy Quang ở lớp 7B ngã vào cánh cửa. Ô cửa kính bị vỡ, hai bạn bỏ chạy và không ai nhận lỗi về mình.
Câu hỏi:
- Hãy chỉ ra những vi phạm của Hùng và Quang?
- Em sẽ góp ý như thế nào với hai bạn?
Tình huống 3: Trong khi bắt chuột, ông Nghĩa phát hiện 10 thỏi bạc cổ bị chôn dấu. Ông nghĩ rằng đây là bạc vô chủ bị chôn dấu nên quyền sở hữu thuộc về ông là người tìm thấy.
Câu hỏi:
- Ông Nghĩa suy nghĩ như vậy có đúng không? Tại sao?
- Trong trường hợp này, nếu là ông Nghĩa, em sẽ làm thế nào với số bạc đó?
- Hãy tìm hiểu những quy định của pháp luật đối với trường hợp "quyền sở hữu đối với tài sản vô chủ" (Điều 228), "tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy" (Điều 229) trong Bộ luật Dân sự năm 2015.
D. Hoạt động vận dụng
1. Nhận diện bản thân
- Em hãy kể những việc làm tốt và chưa tốt của em trong việc tôn trọng tài sản của người khác và tôn trọng, bảo vệ tài sản của Nhà nước
- Nêu những giải pháp để khắc phục những việc làm chưa tốt của bản thân
2. Nhận diện xung quanh
Hãy quan sát những người xung quanh em, chỉ ra 5 việc tốt và 5 việc làm chưa tốt của họ trong việc tôn trọng, bảo vệ tài sản của người khác, của Nhà nước
3. Noi gương sáng
Hãy kể về một tấm gương mà em thấy ngưỡng mộ về việc tôn trọng và bảo vệ tài sản của người khác, của Nhà nước
Em đã học được gì từ tấm gương đó?
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Tập làm tuyên truyền viên
2. Viết bài luận
Em hãy viết một bài luận ngắn về chủ đề "Tình hình xâm phạm tài sản quốc gia hiện nay" và thử đề xuất cách giải quyết của mình để làm giảm thiểu tình trạng đó
Xem thêm bài viết khác
- Sống có kế hoạch mang lại điều gì cho con người? (đối với sức khỏe, quỹ thời gian, chất lượng và hiệu quả học tập/ làm việc, sự thành công trong cuộc sống, ...)
- Hãy nêu một số hành vi đúng Hiến pháp, pháp luật và vi phậm Hiến pháp, pháp luật vào bảng sau :
- Sau đây là những biểu hiện của người khiêm tốn thường có. Em hãy tự đánh giá bản thân xem mình có những biểu hiện nào trong số đó
- Hãy lập kế hoạch rèn luyện tính tự lập của bản thân trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình, nhà trường, cộng đồng theo mẫu sau:
- Thực hành thể hiện tình yêu thương với bạn bè trong nhóm, trong lớp qua lời nói, cử chỉ, hành động cụ thể.
- Quyền sở hữu của công dân đã được ghi nhận như thế nào trong văn bản trên?
- Tình bạn trong sáng, lành mạnh được dựa trên những cơ sở nào? Nếu tình bạn được xây dựng trên cơ sở không trong sáng, lành mạnh sẽ ảnh hưởng như thế nào đến con người?
- Các nhân vật trong mỗi bức ảnh đang làm gì? Những hành động, việc làm đó thể hiện phẩm chất gì của họ?
- Em đồng ý hay không đồng ý với các ý kiến sau và giải thích vì sao?
- Trước khi nhặt được chú sò nhỏ, cậu bé trong câu chuyện trên đã có những suy nghĩ và cảm giác như thế nào? Theo em, chú sò là người bạn như thế nào? Thái độ của chú sò với cậu bé khiến cho em suy nghĩ gì về tình bạn?
- Em tán thành hay không tán thành với các quan điểm sau đây? Giải thích vì sao?
- Ghép những biểu hiện trong bảng dưới đây vào các hình ảnh tương ứng với những biểu hiện đó