Ôn tập phần tập làm văn trong chương trình ngữ văn 11 kì 2
Hiện tại đang là thời gian chuẩn bị bước vào kì thi học kì. Bài Đề cương ôn tập phần tập làm văn trong Ngữ Văn 11 học kì II sẽ tổng kết hết kiến thức đã học từ đầu học kì đến giờ. Thông qua bài học này, các em cần nắm được tổng quan kiến thức chúng mình đã học. Từ đó nắm vững kiến thức để ôn luyện làm bài thi thật tốt.
1. Các thao tác lập luận
1.1. Thao tác lập luận bác bỏ
- Khái niệm: Dùng lí lẽ và dẫn chứng để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác,...từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe hoặc người đọc.
- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác,...của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy.
- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực
=> Xem thêm
1.2. Thao tác lập luận bình luận
- Khái niệm: Đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn bạc của mình về một hiện tượng (vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học.
- Có nhiều cách bình luận. Nhưng dù thế nào thì người bình luận cũng phải:
- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận
- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng
- Có lời bàn sâu rộng về chủ đề bình luận
=> Xem thêm
2. Các kiểu bài văn nghị luận: Có 2 kiểu bài nghị luận là
- Nghị luận xã hội
- Nghị luận xã hội về một hiện tượng đời sống
- Nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lí
- Nghị luận văn học: về một tác phẩm hoặc đoạn trích
=> Xem thêm dàn ý cho mỗi kiểu bài
Xem thêm bài viết khác
- Những câu hỏi trong bài thơ hướng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Hầu trời
- Trong phần 1 của đoạn trích, tác giả đã chọn cách vào đề như thế nào để tránh sự hiểu lầm của người nghe về khái niệm luân lí xã hội?
- Nội dung chính bài Luyện tập thao tác lập luận và bình luận
- Trình bày quan điểm của anh (chị) về việc chọn nghề trong tương lai
- Tại sao có thể nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Tràng Giang
- Soạn văn bài: Thao tác lập luận bác bỏ
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Chiều tối Giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ Chiều tối
- Chỉ ra biện pháp tu từ trong đoạn văn chính luận sau: "Ai có súng dùng súng... cứu nước"
- Phân tích bài thơ Từ ấy của Tố Hữu Phân tích Từ ấy
- Giá trị nội dung và nghệ thuật trong Một thời đại trong thi ca Soạn văn 11 bài Một thời đại trong thi ca