Trắc nghiệm Hình học 6 Bài 8: Đường tròn
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 8: Đường tròn Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn phát biểu đúng trong các phát biểu sau:
- A. Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R).
- B. Đường tròn tâm O, đường kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R).
- C. Đường tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R/2, kí hiệu là (O; R).
- D. Hình tròn tâm O, bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu là (O; R).
Câu 2: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau:
- A. Hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm trong đường tròn đó là hình tròn.
- B. Dây cung không đi qua tâm là bán kính của đường tròn đó.
- C. Hai điểm A và B của một đường tròn chia đường tròn đó thành hai cung. Đoạn thẳng nối hai mút của một cung là dây.
- D. Dây cung đi qua tâm là đường kính của đường tròn đó.
Câu 3: Nếu điểm M nằm trong đường tròn tâm O bán kính 4cm. Khi đó:
- A. OM < 4cm
- B. OM = 4cm
- C. OM > 4cm
- D. OM ≥ 4cm
Câu 4: Cho đường tròn (O; 5cm) và OM = 6cm. Chọn câu đúng:
- A. Điểm M nằm trên đường tròn
- B. Điểm M nằm trong đường tròn
- C. Điểm M nằm ngoài đường tròn
- D. Điểm M trùng với tâm đường tròn
Câu 5: Cho đường tròn (M; 1,5cm) và ba điểm A, B, C sao cho OA = 1cm; OB = 1,5cm; OC = 2cm. Chọn câu đúng:
- A. Điểm A nằm trên đường tròn, điểm B nằm trong đường tròn và điểm C nằm ngoài đường tròn (M; 1,5cm)
- B. Điểm A và điểm C nằm ngoài đường tròn, điểm B nằm trên đường tròn (M; 1,5cm)
- C. Điểm A nằm trong đường tròn, điểm B nằm trên đường tròn và điểm C nằm ngoài đường tròn (M; 1,5cm)
- D. Cả ba đều nằm trên đường tròn (M; 1,5cm)
Câu 6: Trên đường tròn có 9 điểm phân biệt. Hỏi có bao nhiêu dây cung được tạo thành từ 9 điểm đó?
- A. 9
- B. 18
- C. 72
- D. 36
Câu 7: Cho đường thẳng a và điểm A ∈ a, một độ dài R = 4cm. Các điểm M trong mặt phẳng có khoảng cách đến điểm A bằng 4cm thì nằm trên đường nào.
- A.Các điểm M cách A một khoảng bằng 4cm thì nằm trên đường tròn tâm A, bán kính là 4cm
- B.Các điểm M cách A một khoảng bằng 3cm thì nằm trên đường tròn tâm A, bán kính là 3cm
- C.Các điểm M cách A một khoảng bằng 4cm thì nằm trên đường tròn tâm M, bán kính là 4cm
- D.Các điểm M cách A một khoảng bằng 3cm thì nằm trên đường tròn tâm M, bán kính là 3cm
Câu 8: Cho đường thẳng a và điểm A ∈ a, một độ dài R = 4cm. Trên đường thẳng a có bao nhiêu điểm cách điểm A một đoạn 4cm. Xác định các điểm ấy
- A.Trên đường thẳng a có hai điểm M1, M2 cách điểm A một khoảng bằng 4cm. M1, M2 là giao điểm của đường thẳng a với đường tròn tâm A, bán kính là 4cm.
- B.Trên đường thẳng a có hai điểm M1, M2 cách điểm A một khoảng bằng 3cm. M1, M2 là giao điểm của đường thẳng a với đường tròn tâm A, bán kính là 3cm
- C.Trên đường thẳng a có hai điểm M1, M2 cách điểm A một khoảng bằng 2cm. M1, M2 là giao điểm của đường thẳng a với đường tròn tâm A, bán kính là 2cm
- D.Trên đường thẳng a có hai điểm M1, M2 cách điểm A một khoảng bằng 1cm. M1, M2 là giao điểm của đường thẳng a với đường tròn tâm A, bán kính là 1cm
Câu 9: Cho hai điểm A, B cách nhau một khoảng bằng 4cm. Các điểm cách A một khoảng 3cm nằm trên đường nào? Cách điểm B một khoảng 2cm nằm trên đường nào?
- A.Các điểm M có MA = 3cm và MB = 2cm là giao điểm của hai đường tròn (A; 3) và (B; 2)
- B.Các điểm M có MA = 2cm và MB = 3cm là giao điểm của hai đường tròn (A; 3) và (B; 2)
- C.Các điểm M có MA = 3cm và MB = 2cm là giao điểm của hai đường tròn (A; 2) và (B; 3)
- D.Các điểm M có MA = 2cm và MB = 3cm là giao điểm của hai đường tròn (A; 2) và (B; 3)
Câu 10: Cho hai điểm A, B cách nhau một khoảng bằng 4cm. Tìm điểm M có khoảng cách đến A một đoạn 3cm và có khoảng cách đến B một đoạn 2cm. Có bao nhiêu điểm như vậy?
- A.1
- B.2
- C.3
- D.4
=> Kiến thức Giải Bài 8: Đường tròn sgk Toán 6 tập 2 Trang 89 93
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Đại số 6 bài 13: Bội và ước của một số nguyên
- Trắc nghiệm Toán 6 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm Số học 6 bài 6: So sánh phân số
- Trắc nghiệm toán 6 đại số chương 1: Ôn tập bổ túc về số tự nhiên (P2)
- Trắc nghiệm Số học 6 bài 8: Tính chất cơ bản của phép cộng phân số
- Trắc nghiệm Hình học 6 Bài 4: Khi nào góc xOy + góc yOz = góc xOz?
- Trắc nghiệm Hình học 6 Bài 8: Đường tròn
- Trắc nghiệm Hình học 6 Bài 9: Tam giác
- Trắc nghiệm Toán 6 học kì I (P1)
- Trắc nghiệm Số học 6 bài 3: Tính chất cơ bản của phân số
- Trắc nghiệm Đại số 6 bài 10: Tính chất chia hết của một tổng
- Trắc nghiệm Toán 6 học kì II (P2)