Trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P4)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 7 học kì I (P4). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu
Câu 1: Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?
- A. Quân phải đông, nước mới mạnh
- B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông
- C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ
- D. Quân đội phải văn võ song toàn
Câu 2: Ai là người khởi xướng phong trào cải cách tôn giáo?
- A. Lu-thơ
- B. Can-vanh
- C. Ga-li-lê
- D. Cô-péc-ních
Câu 3: Cuộc khởi nghĩa nào hoạt động ở vùng Nông Cống (Thanh Hóa)?
- A. Khởi nghĩa Ngô Bệ
- B. Khởi nghĩa Nguyễn Thanh
- C. Khởi nghĩa Nguyễn Kỵ
- D. Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái
Câu 4: Biện pháp tuyển chọn nhân tài dưới thời Đường như thế nào?
- A. Các quan đại thần tiến cử người tài giỏi cho triều đình.
- B. Mở trường học chọn ngay từ nhỏ, chủ yếu là con em quan lại.
- C. Mở nhiều khoa thi.
- D. Vua trực tiếp tuyển chọn
Câu 5: Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại đâu?
- A. Quy Hóa
- B. Hàm Tử
- C. Chương Dương
- D. Đông Bộ Đầu
Câu 6: Kinh tế của lãnh địa mang tính chất gì?
- A. Buôn bán trao đổi với lãnh địa khác.
- B. Tự cung, tự cấp.
- C. Phụ thuộc vào thành thị.
- D. Nông dân vừa làm ruộng, vừa làm thêm một nghề thủ công.
Câu 7: Vương quốc Lạng Xạng có chính sách ngoại giao như thế nào với Đại Việt và Cam-pu-chia?
- A. Đưa quân đánh Đại Việt và Cam-pu-chia.
- B. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và Cam-pu-chia.
- C. Giữ quan hệ hòa hiếu với Đại Việt và lần chiếm Cam-pu-chia.
- D. Lấn chiếm Đại Việt và giữ quan hệ hòa hiếu với Cam-pu-chia.
Câu 8: Nguyên nhân bùng nổ của các cuộc khởi nghĩa đầu thế kỉ XV?
- A. Do chính sách thống trị và bóc lột tàn bạo của quân Minh.
- B. Phủ Trần Diệt Hồ.
- C. Nhà Minh đồng hóa dân tộc ta.
- D. Nhà Minh bắt nhân dân ta theo phong tục của Trung Quốc.
Câu 9: Dưới sự trị vì của mình, A-cơ-ba (1556 - 1605) đã thi hành nhiều biện pháp tiến bộ. Đó là biện pháp gì?
- A. Xóa bỏ sự kì thị tôn giáo
- B. Thủ tiêu đặc quyền Hồi Giáo
- C. Khôi phục và phát triển kinh tế Ấn Độ
- D. Cả 3 câu trên đều đúng
Câu 10: Nhà Lê đã làm gì để phát triển sản xuất?
- A. Mở rộng việc khai khẩn đất hoang.
- B. Chú trọng công tác thủy lợi đào vét kênh ngòi.
- C. Tổ chức lễ Cày tịch điền và tự mình cày mấy đường.
- D. Tất cả câu trên đều đúng.
Câu 11: Thế nào là chế độ quân chủ?
- A. Thể chế nhà nước do vua đứng đầu.
- B. Thể chế nhà nước quyền lực phân tán.
- C. Thể chế nhà nước quyền lực tập trung trong tay địa chủ.
- D. Nhà nước phong kiến của địa chủ và lãnh chúa.
Câu 12: Những công trình kiến trúc nổi tiếng nào đã được xây dựng vào thời Trần?
- A. Tháp Phổ Minh, chùa một cột
- B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô
- C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ
- D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương
Câu 13: Nước nào đứng đầu trong cuộc phát kiến địa lí?
- A. Anh Pháp.
- B. Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha
- C. Đức, Ý
- D. Pháp, Bồ Đào Nha
Câu 14: Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng cách nào?
- A. Thương lượng, đề nghị “giảng hòa”.
- B. Tổng tiến công, truy kích kẻ thù đến cùng.
- C. Kí hòa ước kết thúc chiến tranh.
- D. Đề nghị “ giảng hòa” củng cố lực lượng, chờ thời cơ.
Câu 15: Tần Thủy Hoàng đã thống nhất Trung Quốc vào năm nào?
- A. Năm 221 TCN
- B. Năm 222 TCN
- C. Năm 231 TCN
- D. Năm 232 TCN
Câu 16: Đinh Bộ Lĩnh đã liên kết với sứ quân nào?
- A. Trần Lãm
- B. Ngô Nhật Khánh
- C. Nguyễn Thu Tiệp
- D. Nguyễn Siêu
Câu 17: Tại sao luật pháp thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
- A. Trâu bò là động vật quý hiếm.
- B. Đạo phật được đề cao, nên cấm sát sinh.
- C. Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
- D. Trâu bò là động vật linh thiêng.
Câu 18: “Ông đã chứng minh được trung tâm hệ thống hành tinh chúng ta là Mặt Trời, Trái Đất tự xoay xung quanh trục của nó và xoay xung quanh Mặt Trời”. Ông là ai?
- A. Cô-péc-ních.
- B. Ga-li-lê.
- C. Đê-các-tơ
- D. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
Câu 19: Khởi nghĩa của Trần Ngỗi đánh tan 4 vạn quân Minh ở đâu?
- A. Bến Bô Cô (Nam Định)
- B. Đồ Sơn (Hải Phòng)
- C. Phú Thọ
- D. Thái Nguyên
Câu 20: Giữa thế kỉ XIV, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân phương Tây, trừ nước nào?
- A. Việt Nam
- B. Thái Lan
- C. Phi-lip-pin
- D. Xin-ga-po
Câu 21: Sau khi rút quân về nước, Lý Thường Kiệt cho xây dựng hệ thống phòng ngự ở đâu
- A. Sông Bạch Đằng
- B. Sông Mã
- C. Sông Như Nguyệt
- D. Sông Thao
Câu 22: Nhà Lý mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại vào năm nào?
- A. Năm 1075
- B. Năm 1076
- C. Năm 1077
- D. Năm 1078
Câu 23: Quá trình phong kiến hóa ở châu Âu có nội dung gì?
- A. Hình thành các lãnh địa phong kiến.
- B. Quý tộc trở thành lãnh chúa.
- C. Nô lệ và nông dân trở thành nông nô.
- D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 24: Thời kì Tiền Lê có mấy đời vua? Vị vua nào tồn tại lâu nhất?
- A. Bốn đời vua. Lê Long Đình lâu nhất
- B. Ba đời vua. Lê Đại Hành lâu nhất
- C. Hai đời vua. Lê Long Việt lâu nhất
- D. Ba đời vua. Lê Long Việt lâu nhất
Câu 25: Nhà sư Phạm Sư Ôn hô hào nông dân nổi dậy ở Quôc Oai vào năm nào?
- A. Năm 1369
- B. Năm 1379
- C. Năm 1390
- D. Năm 1391
Câu 26: Tại sao Ngô Quyền không duy trì chính quyền của họ Khúc?
- A. Chính quyền họ Khúc về danh nghĩa vẫn thuộc nhà Hán.
- B. Ngô Quyền phát triển đất nước thành một quốc gia độc lập.
- C. Ngô Quyền thiết lập một chính quyền mới hoàn toàn của người Việt.
- D. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 27: Tầng lớp nào trong xã hội thời Trần có nhiều ruộng đất để lập điền trang, thái ấp?
- A. Vương hầu, quý tộc
- B. Địa chủ
- C. Nông dân
- D. Nông dân tham gia kháng chiến
Câu 28: Những tiến bộ trong sản xuất đã tác động đến xã hội làm cho xã hội Trung Quốc có những sự thay đổi như thế nào?
- A. Giai cấp địa chủ xuất hiện
- B. Nông dân bị phân hoá.
- C. Nông dân nộp hoa lợi cho địa chủ.
- D. Câu A và B đúng.
Câu 29: Tước vị cao nhất của Lý Thường Kiệt vào năm 1075 là gì?
- A. Vua
- B. Thái úy
- C. Thái sư
- D. Tể tướng
Câu 30: Từ năm 1226 đến năm 1400, đó là thời gian tồn tại và phát triển của triều đại nào ở nước ta?
- A. Triều đại nhà Lý
- B. Triều đại Lý – Trần
- C. Triều đại nhà Hồ
- D. Triều đại nhà Trần
Câu 31: Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu?
- A. Ấn Độ và các nước phương Đông.
- B. Trung Quốc và các nước phương Đông.
- C. Nhật Bản và các nước phương Đông.
- D. Ấn Độ và các nước phương Tây.
Câu 32: Thời gian nào nhà Lý ban hành bộ Hình thư?
- A. Năm 1010
- B. Năm 1042
- C. Năm 1005
- D. Năm 1008
Câu 33: Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
- A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh.
- B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh.
- C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp.
- D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý.
Câu 34: Vương quốc Pa-gan là tiền thân của quốc gia nào hiện nay?
- A. Cam-pu-chia
- B. Lào
- C. Phi-lip-pin
- D. Mi-an-ma
Câu 35: Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi xưng là “Hoàng đế” có ý nghĩa gì?
- A. Đinh Bộ Lĩnh muốn ngang hàng với Hoàng đế Trung Quốc.
- B. Đinh Bộ Lĩnh khẳng định nước ta độc lập và ngang hàng với Trung Quốc.
- C. Đinh Bộ lĩnh muốn khẳng định năng lực của mình.
- D. Đinh Bộ Lĩnh không muốn bắt chước Ngô Quyền.
Câu 36: Khi vua ăn chơi sa đọa thì vương hầu, quý tộc có thái độ và hành động như thế nào?
- A. Chống lại hành động của vua
- B. Thả sức ăn chơi xa hoa
- C. Nổi dậy chống lại vua
- D. Từ quan về ở ẩn
Câu 37: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được xem là giai đoạn thống nhất và thịnh vượng nhất?
- A. Vương triều Gup-ta
- B. Vương triều hồi giáo Đê-li
- C. Vương triều Ấn Độ Mô-gôn
- D. Vương triều Mác-sa
Câu 38: Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ của vua Trần như thế nào?
- A. Trả lại thư ngay
- B. Bắt giam vào ngục
- C. Tỏ thái độ giảng hòa
- D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ
Câu 39: Xã hội phong kiến phương Đông hình thành trong khoảng thời gian nào?
- A. Từ thế kỉ I TCN đến thế kỉ X
- B. Từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X
- C. Từ thế kỉ III TCN đến thế kỉ X
- D. Từ thế kỉ IV TCN đến thế kỉ X
Câu 40: Công trình kiến trúc nổi tiếng dưới thời Lý như Chuông Quy Điền, tháp Báo Thiên, tháp Chương Sơn xây dựng ở đâu?
- A. Hà Nội, Hải Phòng
- B. Hà Nội, Nam Định
- C. Nam Định, Hải Phòng
- D. Các địa phương trên
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (Thế kỉ XIII)
- Trắc nghiệm lịch sử bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình kinh tế xã hội
- Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng về đâu? Cuộc phát kiến địa lí của các thương nhân châu Âu chủ yếu hướng
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 22: Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền – Các cuộc chiến tranh Nam – Bắc triều và Trịnh Nguyễn
- Trắc nghiệm lịch sử 7 phần 1: Khái quát lịch sử thế giới trung đại (P3)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ – Tình hình văn hóa, giáo dục
- Trắc nghiệm lịch sử 7 chương 4: Đại Việt thời Lê Sơ (thế kỉ XV- đầu thế kỉ XVI) (P4)
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 2: Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành chủ nghĩa tư bản ở châu Âu
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 6: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 23: Kinh tế, văn hóa thế kỉ XVI – XVIII – Văn Hóa
- Trắc nghiệm lịch sử 7 bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV
- Trắc nghiệm Lịch sử 7 học kì II (P5)