Trắc nghiệm vật lý 10 bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài Trắc nghiệm vật lý 10 bài 17: Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ba lực đồng phẳng, đồng quy tác dụng lên một vật rắn nằm cân bằng có độ lớn lần lượt là 12 N, 16 N và 20 N. Nếu lực 16 N không tác dụng vào vật nữa, thì hợp lực tác dụng lên nó là?
- A. 16 N.
- B. 20 N.
- C. 15 N.
- D. 12 N.
Câu 2: Một vậ có hình dạng bất kì được treo bằng sợi dây mềm, khi cân bằng dây treo trùng với
- A. Phương tiếp tiếp với vật tại điểm treo.
- B. Trục đối xứng của vật.
- C. Đường thẳng bất kì qua trọng tâm của vật.
- D. Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật
Câu 3: Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó?
- A. Không đổi.
- B. Giảm dần.
- C. Tăng dần.
- D. Bằng 0.
Câu 4: Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực không song song là
- A. Hợp lực của hai lực phải bằng lực thứ 3.
- B. Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ 3.
- C. Hợp lực của hai lực phải lớn hơn lực thứ 3.
- D. Tổng hai lực phải bằng lực thứ 3.
Câu 5: Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?
- A. Định luật I Niu-tơn.
- B. Định luật II Niu-tơn.
- C. Định luật III Niu-tơn.
- D. Tất cả đều đúng.
Câu 6: Dây được căng ngang giữa hai điểm A và B cách nhau 12 m. Vật nặng có khối lượng m = 5 kg treo vào điểm giữa O của sợi dây làm dây võng xuống 20 cm. Lấy g = 10 . Lực căng của mỗi sợi dây bằng
- A. 480 N.
- B. 240 N.
- C. 500N.
- D. 750 N.
Câu 7: Một vật chịu tác dụng của hai lực và $\overrightarrow{F_{2}}$; lực nằm ngang hướng sang phải, độ lớn 10 N. Để vật ở trạng thái cân bằng thì lực $\overrightarrow{F_{2}}$ có đặc điểm là
- A. Cùng giá, cùng chiều, có độ lớn 10 N.
- B. Nằm ngang, hướng sang trái, có độ lớn 10 N.
- C. Nằm ngang, hướng sang phải, có độ lớn 10 N.
- D. Cùng giá, hướng sang trái, độ lớn 10 N.
Câu 8: Thuyền nằm trên bờ sông như hình vẽ. Biết lực căng của dây T = 160 N. Lực do gió và nước tác dụng lên thuyền lần lượt là
- A. .
- B. .
- C. .
- D. .
Câu 9: Một cây cột đồng chất khối lượng m được giữ bởi hai sợi dây L1, L2 như hình 17.1. Phản lực của mặt đất tác dụng lên cột?
- A. Phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.
- B. Phụ thuộc vào lực căng các sợi dây và có thành phần nằm ngang cũng phụ thuộc vào hệ số ma sát giữa cột và đất.
- C. Có một thành phần nằm ngang mà nó không phụ thuộc vào lực căng các sợi dây.
- D. Không thể mô tả bằng các câu trên.
Câu 10: Một vật có khối lượng m = 10 kg chuyển động thẳng đều trên mặt phẳng ngang nhờ hai dây kéo nằm trong mặt phẳng và hợp với nhau góc không đổi. Biết hai sợi dây đối xứng với nhau qua phương ngang và lực kéo đặt vào mỗi dây là F = 20 N. Hệ số ma sát giữa vật và mặt phẳng ngang là
- A. 0,1.
- B. 0,2.
- C.
- D. 0,5.
Câu 11: Chọn phương án đúng?
Muốn cho một vật đứng yên thì
- A. Hợp lực của các lực đặ vào vật không đổi.
- B. Hai lực đặt vào vật ngược chiều.
- C. Các lực đặt vào vật phải đồng quy.
- D. Hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.
Câu 12: Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là?
- A. Có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
- B. Có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
- C. Có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
- D. Có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
Câu 13: Một quả cầu đồng chất có khối lượng 4 kg được treo vào tường thẳng đứng nhờ một sợi dây hợp với tường một góc α=30o. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 9,8 m/s2. Lực của quả cầu tác dụng lên tường có độ lớn?
- A. 23 N.
- B. 22,6 N.
- C. 20 N.
- D. 19,6 N.
Câu 14: Một thanh dài L, trọng lượng P, được treo nằm ngang vào tường như hình 17.2. Một trọng vật P1 treo ở đầu thanh. Dây treo làm với thanh một góc α. Lực căng của dây bằng?
- A. .
- B. .
- C. .
- D.
Câu 15: Một thanh đồng chất nằm cân bằng ở tư thế nằm ngang bởi hai sợi dây buộc vào hai đầu của nó như hình 17.3. Lực căng dây có độ lớn T1 = T2 = 10 N, góc θ = 37o. Trọng lượng của thanh bằng?
- A. 10 N.
- B. 20 N.
- C. 12 N.
- D. 16 N.
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì II (P1)
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 3: Cân bằng và chuyển động của vật rắn (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 1: Chuyển động cơ
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 26: Thế năng Vật lý lớp 10
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 22: Ngẫu lực
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P3)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 5: Chuyển động tròn đều
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 33: Các nguyên lí của nhiệt động lực học
- Trắc nghiệm vật lí 10 chương 1: Động học chất điểm (P4)
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 36: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- Trắc nghiệm vật lý 10 bài 21: Chuyển động tịnh tiến của vật rắn - chuyển động quay của vật rắn quanh một trục cố định
- Trắc nghiệm Vật lí 10 học kì I (P1)