Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 129 – sgk lịch sử 10
Trình bày khái quát và nhận xét quá trình hoàn chỉnh bộ máy thống trị của nhà Nguyễn?
Bài làm:
Khái quát quá trình hoàn chính bộ máy thống trị của nhà Nguyễn là:
- Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi (Gia Long), lập ra nhà Nguyễn, đóng đô ở Phú Xuân (Huế). Năm 1804, đặt tên nước là Việt Nam.
- Năm 1838, vua Minh Mạng đổi tên nước thành Đại Nam. Tổ chức chính quyền trung ương theo mô hình nhà Lê sơ.
- Cả nước chia thành 3 vùng: Bắc thành, Gia Định thành và các Trực doanh do triều đình trực tiếp cai quản.
- Năm 1831 - 1832, vua Minh Mạng chia cả nước thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Đứng đầu tỉnh là Tổng đốc và Tuần phủ. Dưới tỉnh là phủ, huyện (châu), tổng, xã.
- Nhà Nguyễn tuyển chọn quan lại bằng thi cử.
- Ban hành bộ luật Hoàng Việt luật lệ (bộ Luật Gia Long) gần 400 điều.
- Quân đội được trang bị vũ khí đầy đủ.
Nhận xét về bộ máy thống trị của nhà Nguyễn:
- Nhìn chung bộ máy nhà nước thời Nguyễn giống thời Lê Sơ, có cải cách chút ít. Nhưng chính những cải cách đó nhằm tập trung quyền hành vào tay vua vì vậy, nhà nước thời Nguyễn cũng là nhà nước chuyên chế trung ương tập quyền.
Xem thêm bài viết khác
- Sự phát triển của Cam-pu-chia thời Ăng-co được biểu hiện như thế nào ?
- Giải bài 37 Mác và Ăng ghen. Sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học
- Giải bài 39 quốc tế thứ hai
- Trình bày nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?
- Cư dân phương Đông thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?
- Bài 4: Các quốc gia cổ đại phương Tây – Hi Lạp và Rô – ma
- Trình bày những tiến bộ trong đời sống con người thời đá mới?
- Những nét chính về vương triều hồi giáo Đê – li?
- Trình bày diễn biến chính của cách mạng Hà Lan?
- Công nhân làm việc và sinh hoạt trong hoàn cảnh như thế nào?
- Hãy sưu tầm những câu ca dao về truyền thống yêu nước của dân tộc ta?
- Thống kê các cuộc kháng chiến trong lịch sử dân tộc theo trình tự niên đại, vương triều, người lãnh đạo và kết quả?