Vì sao địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”? Hình ảnh cổng Trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như thế nào?
2 - 3 - 4. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi
(1) Vì sao địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời”?
(2) Hình ảnh cổng Trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như thế nào?
(3) Em hãy tả lại vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2, 3 và 4.
(4) Điều gì đã khiến cánh rừng sương giá ấy như ấm lên?
(5) Trong những cảnh vật được miêu tả trong bài thơ, em thích nhất cảnh vật nào? Vì sao?
Bài làm:
(1) Địa điểm miêu tả trong bài thơ được gọi là “cổng trời” vì: đó là một đèo cao giữa hai vách đá; từ đỉnh đèo có thể nhìn thấy cả một khoảng trời lộ ra, có mây bay, gió thoảng, tạo cảm giác như đó là cổng để đi lên trời.
(2) Hình ảnh cổng trời được miêu tả trong khổ thơ đầu đẹp như ở cõi tiên trên trời, có gió thoảng, có mây trôi bồng bềnh
(3) Tả vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ 2, 3, 4 là:
Từ cổng trời nhìn xuống là một không gian mênh mông, bát ngátvới những rừng cây ngút ngàn và muôn sắc màu cỏ hoa. Ở phía xa là thác nước như dải lụa trắng đổ xuống từ triền núi cao, tạo nên âm thanh ngân nga như khúc nhạc trời ban. Bên dòng suối mát trong lành, đàn dê sau buổi gặm bỏ, đang thong thả soi bóng xuống đáy nước trong lành. Chiều về trên vùng núi cao, những đám mây bồng bềnh như làn khói mỏng tạo nên vẻ đẹp huyền ảo, mơ màng cho thiên nhiên nơi đây. Trên những sườn đồi là những vạt nương ngô, nương khoai tốt tươi chờ ngày thu hoạch. Màu vàng của lúa dưới lòng thung như một tấm thảm vàng trải dài bát ngát.
(4) Cảnh rừng sương giá như ấm lên bởi có hình ảnh sinh hoạt và lao động của con người, ai nấy tất bật, rộn ràng với công việc: người Tày từ khắp ngả đi gặt lúa, trồng rau; người Giáy, người Dao đi tìm măng, hái nấm; tiếng xe ngựa vang lên suốt triền rừng hoang dã; những vạt áo chàm nhuộm xanh cả nắng chiều.
(5) Trong bức tranh thiên nhiên được miêu tả, em thích nhất cảnh:
Những vạt nương màu mật
Lúa chín ngập lòng thung
=> Bức tranh đó vừa gợi lên màu sắc, báo hiệu một mùa màng tốt tươi vừa gợi lên cuộc sống ấm no, thanh bình vùng núi cao.
Xem thêm bài viết khác
- So sánh nghĩa của hai cặp từ sau để hiểu thế nào là từ đồng nghĩa: a. học sinh - học trò. Nghĩa của hai từ học sinh, học trò có điểm nào giông nhau?
- Đặt hai câu để phân biệt một cặp từ trái nghĩa vừa tìm được ở hoạt động 3 và viết vào vở.
- Ở Nam Phi, dưới chế độ A - pác - thai, người da trắng chiếm bao nhiêu phần trăm dân số?
- Thảo luận, trả lời câu hỏi: Đọc khổ thơ 1, em hiểu hạt gạo được làm nên từ những thứ gì?
- Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất? Trong số những tên khác dưới đây của bài Cái gì quý nhất?, em thích tên nào? Vì sao?
- Tìm trong sách báo, in-tơ-nét những bài văn tả người hay
- Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau và viết vào bảng nhóm:
- Xếp 6 từ in đậm trong đoạn sau thành ba cặp từ đồng nghĩa:
- Giải bài 5C: Tìm hiểu về sự đồng âm
- Đặt câu để phân biệt các từ trong một cặp từ trái nghĩa em vừa tìm được ở trên
- Thi tìm từ đồng nghĩa với từ "hoà bình"
- Tìm những từ ngữ miêu tả không gian rồi viết vào phiếu hoặc vở (theo mẫu)