Giải bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc
Giải bài 16A: Tấm lòng người thầy thuốc - Sách VNEN tiếng Việt lớp 5 trang 168. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh và nói về công việc của người thầy thuốc
a. Mỗi bức tranh vẽ gì?
b. Em thường được bác sĩ chăm sóc khi nào?
c. Cảm xúc của em khi nhận được sự chăm sóc ấy?
Trả lời:
a. Nội dung của mỗi bức tranh:
- Tranh 1: Bác sĩ đang khám bệnh cho em bé
- Tranh 2: Bác sĩ đến tận làng bản để thăm khám cho mọi người
- Tranh 3: Bác sĩ khám răng cho em bé
- Tranh 4: Người thầy thuốc phun thuốc trừ muỗi, sâu bọ
b. Em thường được bác sĩ chăm sóc khi em bị đau răng hoặc khi bị ốm....
c. Khi được bác sĩ chăm sóc em cảm thấy rất vui và biết ơn bởi nhờ có bác sĩ mà em nhanh chóng khỏe lại.
2-3-4: Đọc, giải nghĩa và luyện đọc bài: "Thầy thuốc như mẹ hiền".
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(1) Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái cùa Lãn Ông trong việc chữa bệnh cho con người thuyền chài.
(2) Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ?
(3) Vì sao có thể nói Lãn ông là người không màng danh lợi?
(4) Em hiểu hai câu thơ cuối bài như thế nào?
Chọn ý đúng để trả lời:
a. Công danh đã bị trôi di theo nước.
b. Công danh chẳng đáng coi trọng, lòng nhân nghĩa mới đáng quý.
c. Công danh rồi sẽ mất, lòng nhân nghĩa sẽ còn mãi mãi.
Trả lời:
1. Lãn Ông nghe tin con nhỏ của người thuyền chài bị bệnh đậu nặng, tự tìm đến thăm, chữa bệnh cho nó cả tháng trời, không ngại khổ. Chữa bệnh xong, ông không lấy tiền mà còn cho họ thêm gạo, củi.
2. Lãn Ông day dứt, tự buộc tội mình về cái chết của người bệnh không phải do ông gây ra. Người phụ nữ chết không phải do ông nhưng ông tự buộc tội mình "như mắc phải tội giết người" và ông vô cùng ân hận. Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thuốc có lương tâm và trách nhiệm, có tầm lòng nhân đức cao cả.
3. Lãn Ông là một người không màng danh lợi được thể hiện qua chi tiết: Ông được tiến cử vào chức ngự y nhưng đã khéo từ chối.
4. Em hiểu hai câu thơ cuối bài là:
Đáp án: c. Công danh rồi sẽ mất, lòng nhân nghĩa sẽ còn mãi mãi.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
B. Hoạt động thực hành
1. Nghe thầy cô đọc và viết vào vở hai khô thơ đầu bài về ngôi nhà đang xây.
2. Thi tìm và viết vào phiếu học tập từ ngữ chứa các tiếng trong bảng sau:
a.
Tiếng | Từ ngữ | Tiếng | từ ngữ |
rẻ | M. Rẻ quạt | rây | M. rây bột |
dẻ | M. hạt dẻ | dây | M. chăng dây |
giẻ | M. giẻ lau | giây | M. giây phút |
b.
Tiếng | từ ngữ | tiếng | từ ngữ | tiếng | từ ngữ |
vàng | M. sao vàng | vào | M. ra vào | vỗ | vỗ về |
dàng | M. dịu dàng | dào | M. dồi dào | dỗ | dỗ dành |
c.
Tiếng | từ ngữ | tiếng | từ ngữ |
chiêm | M. lúa chiêm | liêm | M. liêm khiết |
chim | M. chim sẻ | lim | M. gô lim |
díêp | M. diếp cá | kiếp | M. kiếp người |
díp | M. díp mắt | kíp | M. kíp nổ |
3. Chọn tiếng thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn chỉnh câu chuyện sau, biết rằng chỗ trông (1) chứa tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi, chỗ trống (2) chứa tiếng bắt đầu bằng v hoặc d
Thầy quên mặt nhà con (1).....hay sao?
Có anh thợ vẽ truyền thần làm không đủ ăn. Bạn bè đến thăm, anh than thở thì họ bảo:
- Cậu hãy (2).... ngay một bức chân dung hai vợ chồng cậu (1) .... lồng khung kính mà treo. Thiên hạ thấy cậu khéo tay sẽ xô nhau tới, lo gì không khấm khá!
Nghe lời bạn, anh bảo vợ ngồi cho anh truyền thần,(1).... lại họa chính mình ngồi cạnh.(2)... xong, anh ngắm đi ngắm lại, lấy làm đắc ý lắm.
Một hôm, bố vợ tới chơi, thấy bức họa, hỏi:
- Anh(2) ... hình chị nào treo đó?
Anh tả trả lời:
- Chết thật, thầy quên mặt nhà con (1)....hay sao?
Ông bố vợ nói tiếp:
- Thì ra là vợ anh. Thế nó ngồi cạnh người nào mà tướng mạo kì (2) ....vậy?
4. Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phiếu học tập:
Từ ngữ | đồng nghĩa | trái nghĩa |
nhân hậu | ..... | ..... |
trung thực | ..... | ..... |
dũng cảm | ..... | ..... |
cần cù | ..... | ..... |
5. Nhận xét về việc sử dụng từ ngữ để thể hiện tích cách nhân vật.
a. Đọc bài văn “Cô Chấm” (SGK trang 172).
b. Cô Chấm trong bài là người có tính cách như thế nào?
c. Ghi những chi tiết và từ ngữ minh hoạ cho nhận xét của em vào phiếu bài tập theo mẫu:
Tính cách | chi tiết, từ ngữ minh họa |
M. trung thực, thẳng thắn | đôi mắt dám nhìn thẳng, nghĩ thế nào dám nói thế |
....... | ....... |
C. Hoạt động ứng dụng
Tìm hiểu những tấm gương người thầy thuốc tận tâm với người bệnh
Xem thêm bài viết khác
- Lập bảng thống kê các bài tập đọc đã học trong chủ điểm Giữ lấy màu xanh theo mẫu sau:
- Kể lại một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu vì hạnh phúc của nhân dân.
- Trò chơi: Thi tìm nhanh từ có tiếng quốc (với nghĩa là nước)
- Hãy chuyển mỗi cặp câu trong đoạn a hoặc đoạn b dưới đây thành một câu sử dụng các cặp quan hệ từ vì ... nên hoặc chẳng những... mà...
- Xếp các từ ngữ chỉ hành động nêu trong ngoặc đơn vào cột thích hợp trong phiếu học tập
- Hỏi người thân về cách trồng và chăm sóc cây ăn quả hoặc cây hoa
- Tìm và viết vào bảng nhóm từ ngữ chứa tiếng phúc.
- Tìm các cặp quan hệ từ trong những câu sau:
- Đọc truyện sau và trả lời câu hỏi: Vì sao người Việt Nam ta gọi nhau bằng đồng bào? Tìm và viết vào vở những từ ngữ bắt đầu bằng tiếng "đồng".
- Tìm từ trái nghĩa trong các thành ngữ, tục ngữ sau và viết vào bảng nhóm:
- Chơi trò chơi: Thi xếp nhanh các từ đã cho vào ba nhóm từ đồng nghĩa
- Vì sao nghệ sĩ A-ri-ôn phải nhảy xuống biển? Điều kì lạ gì đã xảy ra khi nghệ sĩ cất tiếng hát giã biệt cuộc đời? Qua câu chuyện, em thấy cá heo đáng yêu, đáng quý ở điểm nào?