Tìm hiểu những tấm gương người thầy thuốc tận tâm với người bệnh
C. Hoạt động ứng dụng
Tìm hiểu những tấm gương người thầy thuốc tận tâm với người bệnh
Bài làm:
Một buổi chiều muộn tại phòng khám nhỏ nép mình ở con ngõ 424 Thụy Khuê (quận Tây Hồ, Hà Nội), nhiều bệnh nhân vẫn đang chờ tới lượt khám bệnh. Trong trang phục áo blouse trắng quen thuộc, ông bác sĩ già đầu tóc bạc phơ ân cần chăm sóc từng người bệnh. Suốt 25 năm qua từ khi về hưu, ông vẫn duy trì công việc này mà chưa bao giờ lấy của người dân một đồng tiền khám bệnh. Ông là bác sĩ của người nghèo – Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Chương.
Năm nay đã ngoài 83 tuổi nhưng với đôi mắt tinh anh, dáng điệu nhanh nhẹn, ngày ngày bác sĩ Chương đón tiếp hàng chục lượt khách từ 7h sáng tới 8 – 9h tối. Chỉ khi chắc chắn không còn ai tìm đến, ông mới yên tâm đóng cửa nghỉ ngơi.
Người bệnh vẫn thường xưng con, gọi bác sĩ Chương là ông một cách thân thiện như thế! Ông cũng thích cách gọi này bởi nó khiến ông gần gũi với bệnh nhân của mình hơn. Trong không gian phòng khám vỏn vẹn chỉ 20m2, ai cũng như người nhà nói chuyện, cười đùa chờ tới lượt được khám bệnh. Để nói về người bác sĩ già hơn 20 năm qua bằng cái tâm của mình vẫn luôn chữa trị với từng bệnh nhân, mọi người dành cho ông một sự biết ơn không biết đong đếm thế nào là đủ.
Tiến sĩ Y học, bác sĩ Nguyễn Văn Chương tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội ngành Bác sĩ đa khoa năm 1959. Những năm 80, ông công tác tại Ban y tế, Bộ mỏ và than sau đó làm việc ở viện Bộ năng lượng. Với quyết tâm của mình, sau khi nghỉ hưu năm 1992, ông từ chối nhiều lời mời của các bệnh viện lớn để trở về nhà và mở một phòng khám nhỏ. Kể từ khi bước chân vào nghề Y đến nay cũng đã hơn 60 năm, ông vẫn luôn mong muốn người bệnh được điều trị trong điều kiện tốt nhất có thể.
Phòng khám dưới tầng 1 được chia làm 2 phòng nhỏ: 1 phòng điều trị, 1 phòng phục hồi chức năng. Các thiết bị, máy móc phần nhiều được ông mua từ khi mới mở phòng khám bằng số tiền tự dành dụm được sau khi nghỉ hưu. Vì là “phòng khám của người nghèo” nên tất cả bệnh nhân đều được khám bệnh miễn phí. Ai có vấn đề gì về sức khỏe tới xin tư vấn ông Chương cũng không lấy tiền.
Để duy trì, mua thêm máy móc mới, đối với những người tới làm vật lý trị liệu, tùy theo hoàn cảnh ông thu một khoản tiền nho nhỏ. Mỗi lần trị liệu kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ với 5 – 7 liệu pháp, ông chỉ lấy 50.000 đồng với trẻ nhỏ, 150.000 đồng với người lớn. Những bệnh nhân ở xa, hoàn cảnh khó khăn, học sinh – sinh viên nghèo ông không nhận bất kỳ một đồng phí nào cả....
(Nguồn: Giới trẻ Việt)
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào tranh và lời thuyết minh dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện
- Chơi trò chơi: Thi xếp nhanh các từ đã cho vào ba nhóm từ đồng nghĩa
- Thống kê số buổi nghỉ học của các bạn trong tổ theo mẫu:
- Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì? Mỗi bạn nêu ý kiến thế nào?Thầy giáo muốn thuyết phục Quý, Hùng, Nam công nhận điều gì? Thầy đã giải thích như thế nào?
- Trong những câu nào dưới đây, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phiếu học tập:
- Tả ngoại hình một bạn trong lớp, đố các bạn trong nhóm đoán được đó là ai
- Giải bài 3A: Tấm lòng người dân
- Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào ba nhóm: động từ, tính từ, quan hệ từ. Ghi kết quả vào bảng nhóm theo mẫu
- Giải bài 2C: Những con số nói gì?
- Giải bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa
- Tìm và viết vào bảng nhóm những tiếng có nghĩa (chọn a hoặc b)