Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em đã lập được ở bài 3B, viết thành một đoạn văn.
5. Chọn một phần trong dàn ý bài văn tả cơn mưa em đã lập được ở bài 3B, viết thành một đoạn văn.
Bài làm:
Ví dụ mẫu:
Những đám mây lớn, nặng bao phủ cả bầu trời. Cơn gió lành lạnh thổi qua mang theo vài hạt mưa. Mưa bắt đầu rơi lộp bộp trước sân nhà. Tiếng sấm, tiếng sét ngày càng vang lên dữ dội. Mưa bắt đầu tăng dần, mưa tới tấp, ào ào, nổi trên mặt sân, cây cối ngả nghiêng trong gió. Đàn gà đang thong dong ngoài vườn kiếm mồi vội vàng trú ẩn dưới những gốc cây tránh mưa, những chú gà nhanh chân hơn đã kịp chạy về chuồng trú ẩn. Mưa đang ào ạt, bỗng thưa dần rồi tạnh hẳn. Ánh nắng mặt trời vàng óng chan hòa xuống khắp làng quê. Hạt mưa còn đọng lại trên cánh hoa, lá trong veo như hạt ngọc. Bầu trời quang đãng, mát mẻ, vườn cây rung rinh trong gió nhẹ, những chiếc lá sạch bóng, xanh mát như vừa được tắm gội sạch sẽ. Đàn gà trú ẩn dưới gốc cây vỗ đôi cánh để rơi những giọt nước nhỏ còn đọng trên đôi cánh, rồi tiếp tục tìm mồi. Trên con đường làng, mọi người tấp nập đi lại, tiếng xe cộ rộn vang. Cơn mưa mang đến nguồn nước quý giá cho cây cối, ruộng đồng, mang đến cả niềm vui cho con người.
Xem thêm bài viết khác
- So sánh nghĩa của các từ răng, mũi trong câc trường hợp trên để hiểu thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Đọc bài văn tả cảnh sau và trả lời câu hỏi: Xác định các đoạn của bài văn trên? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
- Mỗi em đặt một câu với từ đồng nghĩa với từ hoà bình
- Tập viết đoạn văn tả người: Viết đoạn văn tả ngoại hình người mà em thường gặp
- Đoạn văn trên tả những đặc điểm nào về ngoại hình của bạn Thắng? Viết các từ ngữ em tìm được vào vở:
- Chơi trò chơi: Thi xếp nhanh các từ đã cho vào ba nhóm từ đồng nghĩa
- Thi tìm từ nhanh (chọn a hoặc b)
- Tìm tiếng thích hợp điền vào chỗ trống (chọn a hoặc b) - trang 160 sgk
- Đặt câu với mỗi quan hệ từ: và, nhưng, của
- Giải bài 14B: Hạt vàng làng ta
- Tìm trong đoạn văn và viết vào phiếu học tập một câu hỏi, một câu kể, một câu cảm và một câu khiến
- Nghĩa của các từ được in đậm trong đoạn thơ sau là nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?