Bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Nơi ở là nơi sinh hoạt riêng tư của mỗi người. Vì vậy, đó cũng là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp nước ta. Vậy cụ thể quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở đã quy định như thế nào, chúng ta cùng đến với bài học dưới đây.
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tình huống
Gợi ý trả lời câu hỏi:
a) Chuyện gì đã xảy ra với gia đình nhà bà Hòa? Trước sự việc xảy ra như vậy, bà Hòa đã có những suy nghĩ gì và hành động như thế nào?
Nhà bà Hòa bị mất con gà mái và cái quạt bàn.
- Khi mất con gà mái:
- Bà Hòa nghĩ: chỉ có nhà T ăn trộm
- Bà Hòa đã chửi đổng suốt ngày
- Khi mất quạt bàn:
- Bà Hòa nghĩ: Chỉ có nhà T lấy
- Bà Hòa chạy sang nhà T đòi khám nhà, mẹ con T không cho, bà Hòa nghi ngờ và cứ xông vào khám nhà.
b) Theo em, bà Hòa hành động như vậy là đúng hay sai? Tại sao?
- Bà Hòa hành động như vậy là sai vì vi phạm pháp luật.
c) Theo em, bà Hòa nên làm thế nào để xác minh được nhà T lấy trộm tài sản của mình mà không phạm đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác?
- Phải dành thời gian theo dõi, quan sát
- Không tự ý xông vào lục lọi, khám xét nhà T, làm như vậy là vi phạm pháp luật.
- Báo với chính quyền các cấp để kịp tời can thiệp khi những nghi ngờ của mình là có cơ sở.
2. Nội dung bài học
* Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là một trong những quyền cơ bản của công dân và được quy định trong Hiến pháp của nhà nước ta (Điều 22 Hiến pháp 2013).
* Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:
- Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép.
* Trách nhiệm:
- Mỗi chúng ta phải biết tôn trọng chỗ ở của người khác.
- Đồng thời phải biết tự bảo vệ chỗ ở của mình.
- Phê phán, tố cáo người làm trái pháp luật xâm phạm đến chỗ ở của người khác.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Bài tập a: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?
Bài tập b: Những hành vi như thế nào là vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân ?
Bài tập c: Người vi phạm pháp luật về chỗ ở của công dân sẽ bị pháp luật xử lí như thế nào ?
Bài tập d: Em sẽ làm gì để thực hiện tốt quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân ?
Bài tập đ: Em sẽ làm gì trong những trường hợp sau đây :
- Đến nhà bạn để mượn quyển truyện, nhưng không có ai ở nhà.
- Bố mẹ đi vắng, em ở nhà một mình, đang học bài thì có người gõ cửa và muốn vào nhà để kiểm tra đồng hồ điện.
- Quần áo của nhà em phơi trên dây, gió làm bay sang nhà hàng xóm. Em muốn sang lấy vé nhưng bên đó không có ai ở nhà
- Quần áo của gia đình hàng xóm phơi ngoài sân, trời sắp đổ mưa, gia đình không có ai ở nhà.
=> Trắc nghiệm công dân 6 bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
Xem thêm bài viết khác
- Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em.
- Hãy đánh dấu × vào ô trống phù hợp với ý kiến của em về những điều sau đây:
- Kể một tấm gương kiên trì, vượt khó trong học tập mà em biết?
- Hãy đánh dấu X vào các ô trống tương ứng với thành ngữ nói về tiết kiệm?
- Hãy nhận xét về tình hình thực hiện trật tự an toàn giao thông nơi em ở và nêu những việc mà em có thể làm để góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông.
- Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng , thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Để thực hiện tốt trách nhiệm của mình đối với việc thực hiện quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, em phải làm gì khi gặp những trường hợp sau :
- Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những biểu hiện thể hiện sự lịch sự, tế nhị
- Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân là thế nào ?
- Trong các biển báo giao thông dưới đây: Biển báo nào cho phép người đi bộ được đi ?
- Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam.
- GDCD 6: Đề kiểm tra học kì 2 (đề 9)