Bài 4: Lễ độ

  • 1 Đánh giá

Người xưa thường có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn" bao giờ chúng ta cũng học trước cái lễ nghĩa sau mới học những văn hóa ngoài xã hội. Điều đó chứng tỏ, lễ độ là một trong những đức tính cần thiết để hoàn thiện con người.Sau đây, mời các bạn cùng đến với bài học "lễ độ".

A. Kiến thức trọng tâm

1. Đọc truyện: Em Thủy

Gợi ý trả lời câu hỏi:

a. Hãy kể lại những việc làm của Thủy khi khách đến nhà?

  • Thủy chào khách nhẹ nhàng
  • Giới thiệu bà nội với khách
  • Kéo ghế mời khách ngồi
  • Pha trà, rót nước trà bưng hai tay mời bà trước rồi mời khách sau
  • Xin phép bà ngồi tiếp chuyện với khách
  • Khi khách về Thủy tiễn khách ra tận ngõ.

b. Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thủy trong truyện?

  • Bạn Thủy trong truyện là một người ngoan ngoãn, lễ phép với những người lớn tuổi. Thủy cư xử có lễ độ với mọi người.

c. Cách cư xử ấy, biểu hiện đức tính gì?

  • Cách cư xử trên thể hiện Thủy là một người rất lễ độ.

2. Nội dung

* Khái niệm lễ độ:

  • Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

* Biểu hiện đức tính lễ độ:

  • Sự tôn trọng, quý mến, niềm nở của mình đối với mọi người xung quanh.
  • Biết chào hỏi, thưa gửi, cảm ơn, xin lỗi đối với người khác

* Ý nghĩa:

  • Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức, giúp cho mối quan hệ giữa người với người thêm tốt đẹp hơn.
  • Cùng chung tay góp phần làm cho xã hội ngày càng văn minh hơn.

* Thành ngữ, tục ngữ liên quan:

  • Đi thưa, về gửi
  • Trên kính, dưới nhường…
  • Kính lão đắc thọ
  • Lời chào cao hơn mâm cỗ.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài tập a: Đánh dấu X vào cột trống mà em cho là thích hợp?

Hành vi, thái độ

Có lễ độ

Thiếu lễ độ

Đi xin phép, về chào hỏi

Nói leo trong giờ học

Gọi dạ, bảo vâng

Ngồi vắt vẻo trên ghế trước mọi người.

Nhường chỗ ngồi cho người tàn tật, người già…trên ô tô

Kính thầy, yêu bạn

Nói trống không

Ngắt lời người khác

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập b: Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khóa. Khi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi : “Cháu muốn gặp ai?”. Bạn Thanh dừng lại và trả lời: “Cháu vào chỗ mẹ cháu! Thế chú không biết cháu à?”.

- Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy?

- Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh?

- Nếu em là Thanh em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ?

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập c: Em hiểu như thế nào là : “Tiên học lễ, hậu học văn”.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm công dân 6 bài 4: Lễ độ


  • 2 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021