Bài 30: Thực hành so sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên

  • 1 Đánh giá

Tây Nguyên và trung du miền núi Bắc Bộ là hai vùng sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở nước ta. Tuy nhiên, do sư khác biệt về khí hậu, địa hình mỗi vùng lại có một số cây trồng đặc trưng riêng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ so sánh và tìm hiểu cụ thể hơn về các loại cây công nghiệp ở mỗi vùng.

1. Căn cứ vào số liệu trong bảng thống kê sau:

Bảng 30.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP LÂU NĂM Ở TÂY NGUYÊN, TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, NĂM 2001

Tây NguyênTrung du và miền núi Bắc Bộ

Tổng diện tích: 632.9 nghìn ha, chiếm 42,9% diện tích cây công nghiệp lâu năm cả nước

Tổng diện tích: 69.4 nghìn ha, chiếm 4.7% diện tích cây công nghiệp lâu năm cả nước

Cà phê: 480.8 nghìn ha, chiếm 85.1% diện tích cà phê cả nước. Sản lượng 761.6 tấn, chiếm 90.6% sản lượng cà phê (nhân) cả nước

Chè: 67.6 nghìn ha, chiếm 68.8% diện tích chè cả nước. Sản lượng 47.0 nghìn tấn, chiếm 62.1% sản lượng chè cả nước

Chè: 24.2 nghìn ha, chiếm 24.6% diện tích chè cả nước. Sản lượng 20.5 nghìn tấn, chiếm 27.1% sản lượng chè cả nước

Cà phê: mới trồng thử nghiệm ở một số địa phương , quy mô nhỏ

Cao su: 82.4 nghìn ha, chiếm 19.8% diện tích cao su cả nước. Sản lượng 53.5 nghìn tấn, chiếm 17.1% sản lượng cao su cả nước

Hồi, Quế, Sơn: Quy mô không lớn

Điều: 22.4 nghìn ha, chiếm 12.3% diện tích điều cả nước. Sản lượng 7.8 nghìn tấn, chiếm 10.7% sản lượng điều cả nước

Hồ tiêu: Quy mô nhỏ

a. Cho biết những cây công nghiệp lâu năm nào trồng được ở cả hai vùng, những cây công nghiệp lâu năm nào chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

b. So sánh sự chênh lệch về diện tích cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng?

Trả lời:

- Những cây công nghiệp lâu năm được trồng ở cả hai vùng là: chè và cà phê

- Những cây công nghệp lâu năm chỉ trồng ở Tây Nguyên mà không trồng được ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: cao su, điều, hồ tiêu ( do đặc điểm khí hậu, địa hình đất trồng).

- So sánh sự chênh lệch về diện tích cây công nghiệp lâu năm ở mỗi vùng:

Tây Nguyên

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Diện tích: 42,9% cả nước.

Cà phê chiếm 85,1% diện tích và 90,6% sản lượng (năm 2001)

Chè chiếm 24,6% diện tích và 27% sản lượng.

Diện tích 4,7% cả nước

Cà phê trồng thử nghiệm và cho kết quả tốt

Chè chiếm ưu thế 68,8% diện tích và chiếm 62,1% sản lượng.

Cà phê Việt Nam xuất khẩu qua các nước: EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Bắc Mĩ…

Chè xuất khẩu sang các khu vực: EU, Tây Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc..

* Giải thích:

Cơ cấu cây công nghiệp lâu năm ở hai vùng khác nhau do:

  • Tây Nguyên có khí hậu cận xích dạo (trừ các cao nguvên cao), thích hợp để phát triển các cây công nghiệp nhiệt đới
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ có nền địa hình cao và có mùa đông lạnh, thích hợp để phát triển các cây công nghiệp có nguồn gốc cận nhiệt, ôn đới.

2. Viết báo cáo ngắn gọn về tình hình sản xuất, phân bố và tiêu thụ sản phẩm của một trong hai cây công nghiệp: cà phê, chè.

(Các bạn học sinh có thể tham khảo bảng dưới đây để hoàn thành bảng báo cáo của mình).

Cây chè

Cây Cà Phê

Tình hình sản xuất

Diện tích và sản lượng ngày càng tăng. Năm 2001, diện tích cây chè ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là 67,6 nghìn ha, chiếm 68,8% diện tích cả nước và sản lượng 47,0 nghìn tấn, chiếm 62,1% sản lượng cả nước.

Diện tích và sản lượng không ngừng gia tăng. Năm 2001, diện tích trồng cà phê Tây Nguyên là 480,8 nghìn ha, chiếm 85,1% cả nước và thu hoạch 761,6 nghìn tấn, chiếm 90,6% sản lượng cả nước.

Phân bố

+ Tập trung chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ (chủ yếu ở các tỉnh: Thái Nguyên, Phú Thọ, Yên Bái, Sơn La,...) và Tây Nguyên (chủ yếu ở Lâm Đồng).

+ Trung du và miền núi phía Bắc có đất feralit, khí hậu có mùa đông lạnh, vành đai cận nhiệt đới thấp, thích hợp với sinh thái của cây chè; người dân có nhiều kinh nghiệm trồng và chế biến chè; thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu cao.

+ Tập trung chủ yếu ở Tây Nguyên, nhiều nhất ở Đắk Lắk, sau đó là Lâm Đồng, Gia Lai.

+ Tây Nguyên có nhiều điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội thuận lợi cho phát triển cây cà phê: đất badan màu mỡ, trải rộng, thuận lợi cho phát triển các vùng chuyên canh tập trung; khí hậu cận xích đạo với hai mùa mưa và khô tiện cho việc gieo trồng, thu hái, phơi sấy và bảo quản; thị trường trong nước và thế giới có nhu cầu cao.

Tiêu thụ sản phẩm

+ Cung cấp cho nhu cầu trong nước ở tất cả các vùng.

+ Xuất khẩu: nhiều nước trên thế giới; chè là thức uống được ưa chuông của nhiều nước EU, LB Nga, Tây Á, Nhật, Hàn Quốc,...

+ Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng sang các nước EU, Tây Á,... Các nước nhập khẩu nhiều cà phê của nước ta: Nhật Bản, CHLB Đức,...

+ Nước ta đứng thứ hai thế giới sau Bra-xin về xuất khẩu cà phê.


  • 17 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021