Bài 6: Một số dân tộc ở Tây Nguyên sgk Địa lí 4 Trang 84
Như các con đã biết, Tây Nguyên là vùng đất được nhắc đến trong bài hát chú voi con ở bản đôn. Ở đó, có những buôn làng với các dân tộc ít người. Vậy đó là những dân tộc nào? Cuộc sống, trang phục của họ ra làm sao, chúng ta cùng tìm hiểu ở bài học ngày hôm nay nhé.
Bài viết gồm 2 phần:
- Ôn tập kiến thức lý thuyết
- Hướng dẫn giải các bài tập
A. Kiến thức trọng tâm
1. Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống
- Các dân tộc ít người sinh sống ở Tây Nguyên: Xơ – đăng, Ê – đê, Ba – na, Mông, Tày, Nùng…
- Tây Nguyên là nơi thưa dân nhất ở nước ta
- Phong tục, tập quán, tiếng nói, sinh hoạt của các dân tộc khác nhau…
2. Nhà rông ở Tây Nguyên
- Ở Tây Nguyên các dân tộc thường sống tập trung thành Buôn, các buôn thường có ngôi nhà Rông (ngôi nhà chung lớn nhất).
- Nhà Rông dùng để sinh hoạt tập thể, hội họp, tiếp khách
- Nhà Rông càng to đẹp thì chứng tỏ buôn làng giàu có thịnh vượng.
CH: Quan sát hình 4, em hãy mô tả về nhà Rông?
Trả lời:
- Nhìn vào hình 4 ở sách giáo khoa ta thấy: Nhà Rông là ngôi nhà to, cũng làm bằng vật liệu gỗ, tre, nứa như nhà sàn. Mái nhà rông cao to. Nhà Rông nào mái càng cao thể hiện sự giàu có của cả buôn.
3. Trang phục, lễ hội
- Trang phục: Nam thường đóng khố, Nữ thường quấn váy. Riêng ngày hội trang phục được trang trí hoa văn nhiều màu sắc, mang theo nhiều đồ kim loại.
- Lễ hội: Thường diễn ra vào mùa xuân hoặc sau vụ mùa thu hoạch. Tiêu biểu lễ hội cồng chiêng, hội đua voi, hội xuân, hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới…
- Người Tây Nguyên rất yêu thích nghệ thuật, với các nhạc cụ độc đáo: đàn tơ-rưng, đàn krông–pút, cồng, chiêng ….
CH: Em hãy nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc ở hình 1, 2, 3, 5, 6?
Trả lời:
- Trang phục ở các hình 1, 2, 3, 5, 6 là trang phục của các dân tộc khác nhau ở Tây Nguyên.
- Qua các hình ảnh trên em thấy, người dân ở đây ăn mặc rất đơn giản, nam đóng khố, nữ quấn váy. Trang phục được trang trí hóa văn nhiều màu sắc đẹp mắt.
- Ngoài ra, người dân ở đây còn đeo nhiều loại trang sức bằng kim loại khác.
CH: Em hãy kể một số hoạt động trong lễ hội của người dân Tây Nguyên?
Trả lời:
- Một số hoạt động trong lễ hội của người dân ở Tây Nguyên: nhảy múa, đàn hát, khua chiêng, nhảy sạp, uống rượu cần, đốt lửa trại…
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 86 – sgk địa lí 4
Kể tên một số dân tộc đã sống lâu đời ở Tây Nguyên?
Câu 2: Trang 86 – sgk địa lí 4
Nêu một số nét về trang phục và sinh hoạt của người dân Tây Nguyên?
Câu 3: Trang 86 – sgk địa lí 4
Hãy mô tả nhà Rông. Nhà rông dùng để làm gì?
Xem thêm bài viết khác
- Nêu một số đặc điểm sông ở Tây Nguyên và lợi ích của nó?
- Mô tả nhà sàn và giải thích tại sao người dân ở miền núi thường làm nhà sàn để ở?
- Hãy mô tả vùng Trung du Bắc Bộ?
- Tìm cảng sông và cảng biến của Đà Nẵng trên hình 1?
- Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ?
- Bài 1: Dãy Hoàng Liên Sơn sgk Địa lí 4 Trang 70
- Chỉ vị trí, giới hạn của thành phố Cần Thơ trên bản đồ hành chính Việt Nam?
- Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên?
- Bài 13: Hoạt động sản xuất của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ sgk Địa lí 4 Trang 103
- Bài 7: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên sgk Địa lí 4 Trang 87
- Em hãy kể tên một số ngành công nghiệp chính, một số nơi vui chơi, giải trí của Thành phố Hồ Chí Minh?
- Nêu những ví dụ cho thấy Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học lớn của nước ta?