Giải bài 4C: Ông ngoại
Giải bài 4C: Ông ngoại - Sách VNEN tiếng Việt lớp 3 trang 31. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh và trả lời câu hỏi:
- Bức tranh vẽ cảnh gì?
- Mọi người trong tranh đang làm gì?
- Tìm một từ để nói về tình cảm của hai ông cháu.
2-3-4-5. Đọc, giải nghĩa và luyện đọc
6. Đọc đoạn 1, thảo luận, trả lời câu hỏi sau:
- Thành phố sắp vào thu có gì đẹp?
- Để chuẩn bị đi học, ông ngoại giúp bạn nhỏ những gì?
b. Đọc đoạn 2, 3 trả lời câu hỏi:
- Trong đoạn ông dẫn cháu đến trường, em thích nhất hình ảnh nào?
- Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên?
B. Hoạt động thực hành
1. Viết vào vở 3 từ ngữ có vần oai, 3 từ có vần oay
2. Thảo luận trong nhóm và tìm từ.
Chọn làm bài a hoặc b theo hướng dẫn của thầy cô.
a. Chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr, có nghĩa như sau:
- Làm cho tóc gọn và mượt.
- Trái nghĩa với lười biếng.
- Trái nghĩa với ngoài.
b. Chứa tiếng có vần ân hoặc ảng, có nghĩa như sau:
- Khoảng đất trống trước hoặc sau nhà.
- Dùng tay nhẹ nhàng đưa một vật lên.
- Cùng nghĩa với chăm chỉ.
3. Thi đặt câu: Dựa vào nội dung các bài tập đọc, đặt câu theo mẫu Ai là gì?
a. Nói về ông (bà) của bạn.
M: Ông ngoại là người thầy giáo đầu tiên của tôi.
b. Nói về bạn Tuấn trong truyện Chiếc áo len.
c. Nói về bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.
d. Nói về bà mẹ trong truyện Người mẹ.
4. Trò chơi xếp nhanh các thành ngữ, tục ngữ vào ô thích hợp:
Các nhóm đến góc học tập lấy bảng nhóm đã kẻ sẵn cột và các thẻ chữ ghi những thành ngữ sau:
a. Con hiền cháu thảo.
b. Con cái khôn ngoan, vẻ vang cha mẹ.
c. Con có cha như nhà có nóc.
c. Con có mẹ như măng ấp bẹ.
e. Chị ngã em nâng.
g. Anh em như thể chân tay Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.
Dựa vào nội dung các ô chữ trên bảng nhóm, xếp các thành ngữ, tục ngữ vào ô thích hợp.
Cha mẹ đối với con cái | Con cháu đối với ông bà, cha mẹ | Anh chị em đối với nhau |
................................. | ................................. | ................................. |
5. Lần lượt kể cho nhau nghe một kỉ niệm đẹp nhất về ông hoặc bà của mình
Gợi ý:
- Kỉ niệm đó là việc gì?
- Việc đó diễn ra như thế nào?
- Ông (bà) đã làm gì cho em vui? Hoặc em đã làm gì để ông (bà) vui?
C. Hoạt động ứng dụng
Tìm những thành ngữ, tục ngữ nói về tình cảm của những người trong gia đình?
Xem thêm bài viết khác
- Đây là trò chơi gì? Cách chơi trò chơi đó như thế nào? Tác dụng của trò chơi đó đối với sức khoẻ ra sao?
- Cuộc gặp gỡ kì lạ giữa công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử diễn ra như thế nào? Chử Đồng Tử và Tiên Dung giúp dân làm những việc gì?
- Bài thơ tả hoạt động gì của học sinh? Học sinh chơi vui và khéo như thế nào?
- Chơi trò chơi: Tạo "nhân hoá".
- Giải bài 17C: Nét đẹp ở làng quê
- Chi tiết nào cho biết Chử Đồng Tử là người con có hiếu với cha?
- Nhà vua nghĩ ra kế gì để giúp người tài? Vì sao dân chúng lo sợ khi nghe lệnh nhà vua?
- Giải bài 33C: Mặt trời xanh của tôi
- Viết vào vở đoạn văn khoảng 5 đến 7 câu về một trò chơi hoặc cuộc thi đấu thể thao em đã được xem
- Giải bài 5B: Biết nhận lỗi và sửa lỗi
- Những tin trên gợi cho em suy nghĩ gì?
- Cậu bé đang làm gì? Bức tranh tương ứng với nội dung đoạn nào trong câu chuyện ông tổ nghề thêu? Đặt tên cho từng đoạn câu chuyện Ông tổ nghề thêu