Giải Bài 9: Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng sgk Toán 8 tập 2 Trang 85
Có thể đo chiều cao của một cái cây mà không cần lên đến ngọn hay không? Để trả lời câu hỏi, KhoaHoc xin chia sẻ bài học “Ứng dụng thực tế của tam giác đồng dạng” thuộc chương 3, toán 8 tập 2. Dựa vào cấu trúc SGK, KhoaHoc sẽ tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập một cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng đây là tài liệu có ích với các em.
A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
1. Đo gián tiếp chiều cao của vật
Giả sử cần phải xác định chiều cao của một tòa nhà, của một ngọn tháp hay của một cây nào đó, ta có thể làm như sau:
Tiến hành đo đạc
- Đặt cọc AC đứng thẳng trên đó có gắn thước ngắm quay được quanh một cái chốt của cọc.
- Điều chỉnh thước ngắm sao cho hướng thước đi qua đỉnh C' của cây (hoặc tháp), sau đó xác định giao điểm B của đường thẳng CC' và AA'.
- Đo khoảng cách BA và BA'.
Tính chiều cao cây (hoặc tháp)
- Ứng dụng tam giác đồng dạng, ta có: với tỉ số đồng dạng $k=\frac{AC}{A'C'}$
=>
2. Đo khoảng cách giữa hai địa điểm trong đó có một địa điểm không thể tới được
Giả sử phải đo khoảng cách AB trong đó địa điểm A có ao hồ bao bọc không thể tới được.
Tiến hành đo đạc
- Chọn một khoảng đất bằng phẳng rồi vạch một đoạn BC và đo độ dài của nó (BC = a).
- Dùng thước đo góc (giác kế) đo các góc: .
Tính khoảng cách AB
- Vẽ trên giấy tam giác A'B'C' sao cho: .
- Khi đó, theo tỉ số đồng dạng $k=\frac{AB}{A'B'}$.
- Thay số vào ta tính được AB.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 53: Trang 87 - SGK Toán 8 tập 2
Một người đo chiều cao của một cây nhờ một cọc chôn xuống đất, cọc cao 2m và đặt xa cây 15m. Sau khi người ấy lùi ra xa cách cọc 0,8m thì nhìn thấy đầu cọc và đỉnh cây cùng nằm trên một đường thẳng. Hỏi cây cao bao nhiêu, biết rằng khoảng cách từ chân đến mắt người ấy là 1,6m?
Câu 54: Trang 87 - SGK Toán 8 tập 2
Để đo khoảng cách giữa hai điểm A và B, trong đó B không tới được, người ta tiến hành đo và tính khoảng cách AB như hình 57; AB // DF; AD = m; DC = n; DF = a.
a) Em hãy nói rõ cách đo như thế nào.
b) Tính độ dài x của khoảng cách AB.
Câu 55: Trang 87 - SGK Toán 8 tập 2
Hình 58 dưới đây mô tả dụng cụ đo bề dày của một số loại sản phẩm. Dụng cụ này gồm thước AC được chia đến 1mm và gắn với một bản kim loại hình tam giác ABD, khoảng cách BC = 10mm.
Muốn đo bề dày của vật, ta kẹp vật vào giữa bản kim loại và thước (đáy của vật áp vào bề mặt của thước AC). Khi đó, trên thước AC ta đọc được "bề dày" d của vật (trên hình vẽ ta có có d = 5,5mm).
Hãy chỉ rõ định lí nào của hình học là cơ sở để ghi các vạch trên thước AC (d ≤ 10mm)
Xem thêm bài viết khác
- Giải Câu 44 Bài 7: Trường hợp đồng dạng thứ ba sgk Toán 8 tập 2 Trang 80
- Giải câu 5 bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân – sgk Toán 8 tập 2 trang 39
- Đáp án câu 3 đề 6 kiểm tra học kì II toán 8
- Giải Câu 30 Bài 5: Trường hợp đồng dạng thứ nhất sgk Toán 8 tập 2 Trang 75
- Toán 8: Đề kiểm tra kì II (Đề 7)
- Giải Bài 8: Các trường hợp đồng dạng của tam giác vuông sgk Toán 8 tập 2 Trang 81
- Giải câu 37 bài 7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình (tiếp) sgk Toán 8 tập 2 trang 30
- Đáp án trắc nghiệm đề 4 kiểm tra học kì II toán 8
- Giải câu 17 bài 3: Bất phương trình một ẩn sgk Toán 8 tập 2 trang 43
- Đáp án câu 5 đề 6 kiểm tra học kì II toán 8
- Giải câu 9 bài Ôn tập cuối năm Phần Đại số sgk Toán 8 tập 2 trang 130
- Giải Câu 39 Bài 7: Hình chóp đều và hình chóp cụt đều sgk Toán 8 tập 2 Trang 119