Giải câu 2 bài 4: Hai mặt phẳng song song
Câu 2: Trang 71 - SGK hình học 11
Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A’B’C’. Gọi M và M’ lần lượt là trung điểm của các cạnh BC và B’C’.
a) Chứng minh rằng AM song song với A’M’.
b) Tìm giao điểm của mặt phẳng (A’B’C’) với đường thẳng A’M.
c) Tìm giao tuyến d của hai mặt phẳng (AB’C’) và (BA’C’).
d) Tìm giao điểm G của đường thẳng d với mp(AMA’). Chứng minh G là trọng tâm của tam giác AB’C’.
Bài làm:
Theo giả thiết ta có hình vẽ sau:
a) Ta có MM’, BB’, AA’ song song và bằng nhau nên AA’M’M là hình bình hành, từ đó ta có AM // A’M’.
b) Gọi I = A’M ∩ AM’, ta có :
I ∈ AM' mà AM' lại thuộc mặt phẳng (AB'C')
=>I ∈ (AB'C')
Vậy I = A’M ∩ (AB’C’)
c) Gọi O = AB’ ∩ BA’, ta có :
O ∈ AB' => O ∈ (AB'C') mà O cũng ∈ BA' => O ∈ (BA'C')
=> O ∈(AB'C')∩(BA'C') nên giao tuyến d chính là OC’.
d) Trong mp(AB’C’) : C’O ∩ AM’ = G, ta có:
G ∈ C'O => G ∈ d
G ∈ AM' => G ∈ (AMM')
=> G ∈ d ∩ (AMM')
∆AB’C’ có hai trung tuyến C’O và AM’ cắt nhau tại G nên G là trọng tâm của ∆AB’C’.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 4 bài: Ôn tập chương II
- Giải Câu 7 Bài Câu hỏi ôn tập chương 3
- Giải Câu 5 Bài Ôn tập cuối năm
- Giải Câu 3 Bài Ôn tập cuối năm
- Giải Câu 10 Bài 1: Vecto trong không gian
- Giải bài 3: Phép đối xứng trục
- Giải bài 5: Phép chiếu song song. Hình biểu diễn của một hình không gian
- Giải bài 1: Đại cương về đường thẳng và mặt phẳng
- Giải câu 3 bài 3: Phép đối xứng trục
- Giải Câu 9 Bài 1: Vecto trong không gian
- Giải Câu 4 Bài 4: Hai mặt phẳng vuông góc
- Giải câu 2 bài 3: Phép đối xứng trục