Khoa học tự nhiên 7 Bài 26 Bài tiết và cân bằng nội môi

  • 1 Đánh giá

KhoaHoc mời các bạn cùng tìm hiểu nội dung cũng như theo dõi lời giải đáp chi tiết cho các chuyên mục trong Bài 26: Bài tiết và cân bằng nội môi - Sách VNEN khoa học tự nhiên lớp 7 trang 156 được chúng tôi tổng hợp trong bài viết dưới đây.

A. Hoạt động khởi động

Em hãy kể tên các chất bài tiết của cơ thể và cơ quan thực hiện bài tiết chất đó.

Bài làm:

- Mồ hôi bài tiết qua da

- Nước tiểu bài tiết qua thận, hệ bài tiết nước tiểu

- Phân bài tiết qua hậu môn, hệ tiêu hóa

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Cấu tạo của hệ bài tiết nước tiểu

a, Quan sát hình 26.1, 26.2, 26.3 và mô tả cấu tạo của thân

Bài làm:

- Mỗi người có 2 quả thận.

- Mỗi quả thận gồm phần vỏ, phần tủy và bể thận

- Mỗi quả thận chứa 1 triệu đơn vị chức năng thực hiện chức năng lọc máu tạo nước tiểu. Mỗi đơn vị chức năng gồm cầu thận, nang cầu thận, ống thận.

b, Chú thích hình 26.4

Bài làm:

1. thận phải

2. thận trái

3. ống dẫn nước tiểu

4. bóng đái

5. ống đái

c, Điền vào chỗ chấm bằng cách sử dụng các từ gợi ý: nước tiểu, lọc máu, thận, bóng đái, hai quả.

Hệ bài tiết nước tiểu gồm: ......................, ống dẫn nước tiểu, .............. và ống đái. Thận gồm .................. với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để ....................... và hình thành ....................... Cầu thận thực chất là một búi mao mạch dày đặc.

Bài làm:

1. thận

2. bóng đái

3. hai quả

4. lọc máu

5. nước tiểu

2. Tạo thành nước tiểu

a, Quan sát hìn 26.5 và điền vào chỗ chấm thích hợp sử dụng từ gợi ý: bài tiết tiếp, lọc máu, tạo ra nước tiểu chính thức, hấp thụ lại

Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở các đơn vị chức năng của thận. Đầu tiên là quá trình ................. ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở nang cầu thận. Tiếp đó là quá trình .................... vào máu các chất cần thiết (các chất dinh dưỡng, nước, các ion cần thiết), sau đó là quá trình .............các chất không cần thiết và chất có hại ở ống thận (các chất cặn bã), ...............

Bài làm:

1. lọc máu

2. bài tiết tiếp

3. hấp thụ lại

4. tạo ra nước tiểu chính thức

b, Trả lời câu hỏi:

- Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? diễn ra ở đâu?

- Nước tiểu chính thức khác với nước tiểu đầu ở chỗ nào? Nước tiểu chính thức được hình thành ở đâu?

- Dự đoán xem nước tiểu chính thức sau khi hình thành được dẫn đi đâu?

Bài làm:

- Sự tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

  • Lọc máu: ở cầu thận, nang cầu thận
  • Bài tiết tiếp: ống thận
  • Hấp thụ lại: ống thận

- Nước tiểu đầu còn chứa cả chất dinh dưỡng còn nước tiểu đầu thì không. Nước tiểu chính thức hình thành ở ống thận.

- Nước tiểu chính thức sau khi hình thành được đổ vào bể thận, theo ống dẫn nước tiểu

3. Thải nước tiểu

a, Hãy sắp xếp các câu sau theo thứ tự đúng thể hiện được đường đi của nước tiểu chính thức sau khi được hình thành ở các đơn vị chức năng của thận:

1. Nếu cơ vòng mở ra, nước tiểu sẽ thoát ra ngoài

2. Nước tiểu chính thức được tích trữ trong bóng đái

3. Tiếp đó, nước tiểu chính thức được chuyển tới bóng đái qua ống dẫn nước tiểu.

4. Nước tiểu chính thức sau khi hình thành được dẫn xuống ống góp sau đó được dẫn xuống bể thận

5. Lượng nước tiểu trong bóng đái lên tới 200ml sẽ làm căng bóng đái, gây cảm giác buồn tiểu......

Bài làm:

Thứ tự đúng: 4-3-2- 5-1

b, Trả lời câu hỏi:

- Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?

- Sự tạo thành nước tiểu có diễn ra liên tục không? vì sao?

- Sự thải nước tiểu ra khỏi cơ thể không diễn ra liên tục mà chỉ xảy ra vào những lúc nhất định. Vì sao?

>>> Xem hướng dẫn giải

4. Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu

a, Chơi trò chơi

- Lớp cử 1 bạn làm quản trò, 1 bạn làm trọng tài. Chia thành 2 đội chơi.

- Đội trưởng đến góc học tập lấy một bộ thẻ chữ có nội dung như sau:

Dán các thẻ chữ vào ô trống trong bảng 26, đội nhanh hơn là đội thắng cuộc.

Bài làm:

Dán thẻ đúng theo thứ tự sau:

- Cột 1: 1 --> 5

- Cột 2: 2

- Cột 3: 4

- Cột 4: 6 --> 3

b, Trả lời các câu hỏi vào vở:

- Kể tên một số bệnh thường gặp ở hệ bài tiết nước tiểu.

- Những tác nhân nào có thể gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu.

- Liệt kê các thói quen sống khoa học để bảo vê hệ bài tiết nước tiểu.

>>> Xem hướng dẫn giải

5. Bài tiết và cân bằng nội môi

a, Trả lời các câu hỏi vào vở:

- Ngoài nước tiểu, cơ thể còn thải ra những sản phẩm chủ yếu nào?

- Bài tiết là gì?

Bài làm:

- Các sản phẩm thải khác: mồ hôi do da, phân do hệ tiêu hóa

- Bài tiết là quá trình cơ thể không ngừng lọc và thải bỏ ra môi trường những chất cặn bã, độc hại do quá trình hoạt động sống.

b, Sử dụng các từ hoặc cụm từ gợi ý sau để điền vào chỗ chấm: các chất cặn bã, gây hại, lọc, thải ra.

Hằng ngày cơ thể ta phải không ngừng ................... và .......................ngoài môi trường .....................do hoạt động trao đổi chất của tế bào tạo ra, cùng một số chất đưa vào cơ thể quá liều lượng nên .......................... cho cơ thể. Quá trình đó gọi là bài tiết.

Bài làm:

1. lọc

2. thải ra

3. các chất cặn bã

4. gây hại

c, Đọc nhãn thuốc sau đây, kết hợp với hiểu biết của bạn thân và trả lời câu hỏi sau vào vở:

- Tên thuốc là gì và dùng cho đối tượng nào? Hãy nêu cách dùng và công dụng.

- Tại sao phải uống bù nước và chất điện giải khi bị tiêu chảy?

- Ngoài tiêu chảy, còn nguyên nhân nào gây mất cân bằng nội môi liên quan đến hệ bài tiết không? Tại sao?

Bài làm:

- Thuốc Oresol dùng cho người tiêu chảy, sốt cao, nôn mửa, lao động nặng, chơi thể thao,....

- Liều dùng: dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ (pha mỗi gói với 1 lít nước)

  • < 24 tháng: 50-100ml
  • 2-10 tuổi: 100 - 200ml
  • >10 tuổi: uống theo yêu cầu

- Công dụng: bù nước và chất điện giải, bổ sung năng lượng và phòng chống nguy cơ gây sốc, trụy tim mạch.

- Khi tiêu chảy, nước và chất điện giải theo phân ra ngoài --> làm mất cân bằng nội môi --> do đó phải uống bù nước và chất điện giải

- Nguyên nhân mất cân bằng nội môi: suy thận, tăng tiết mồ hôi do hoạt động nhiều

d, Sắp xếp các câu sau thành một đoạn văn:

1. Lúc đó cơ thể bị nhiễm độc có các biểu hiện như mệt mỏi, nhức đầu, hôn mê và chết.

2. Sự bài tiết các sản phẩm thải bị trì trệ bởi một lí do nào đó thì các chất thải sẽ tích tụ nhiều trong máu,...

3. Thận có vai trò quan trọng trong điều hòa cân bằng nội môi ....

4. Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể. ...

Bài làm:

Thứ tự đúng: 4 - 3 - 2 - 1

e, Trả lời các câu hỏi sau vào vở:

- Cân bằng nội môi là gì?

- Thận có vai trò gì trong cân bằng nội môi?

- Hiện tượng mất cân bằng nội môi sẽ dẫn đến hậu quả gì?

Bài làm:

- Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể

- Thận có vai trò quan trọng giúp ổn định một số thành phần của máu

- Hậu quả mất cân bằng nội môi: mệt mỏi, nhức đầu, buồn môn, thậm chí có thể hôm mê và chết

C. Hoạt động luyện tập

1. Lần lượt em hỏi bạn và nghe câu trả lời

- Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận và cho biết chúng ta có thể sống được không nếu không có thận?

- Em đã thực hiện được thói quen nào và chưa thực hiện được thói quen nào để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?

- Bài tiết đóng vai trò quan trọng như thế nào đối với cơ thể sống?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Hoàn thành sơ đồ sau

Nước tiểu chính thức được hình thành ở ........................, sau đó được dẫn xuống ...................--> bể thận --> .................. --> bóng đái --> ................ --> thải ra ngoài

Bài làm:

1. các đơn vị chức năng của thận

2. ống góp

3. ống dẫn nước tiểu

4. ống đái

3. Hãy viết 1 đoạn văn 5 - 10 câu, trong đó có sử dụng các từ hoặc cụm từ gợi ý sau: Bài tiết, sản phẩm thải, da, phổi, cacbonic, mồ hôi, thận, ống dẫn nước tiểu, ống đái, sỏi thận, ...

=> Xem hướng dẫn giải

4. Thảo luận với các bạn

- Các cơ quan của hệ bài tiết và chức năng của chúng

- Các cơ quan bài tiết và sản phẩm thải chủ yếu của cơ thể.

- Vai trò của thận trong việc duy trì cân bằng nội môi

=> Xem hướng dẫn giải

5. Đọc các thông tin và trả lời câu hỏi

- Mô tả cấu tạo và chức năng của thận nhân tạo. Nêu bệnh nhân bị suy thận không được lọc máu bằng thận nhân tạo thì điều gì xảy ra?

- Thành phần quan trọng nhất của thận nhân tạo là gì? đó là mô phỏng bộ phận nào của hệ bài tiết?

- Cầu thận là thành phần cấu tạo của cơ quan nào của hệ bài tiết?

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Em hãy

- Kể tên một số bệnh thường gặp ở cơ quan bài tiết nước tiểu.

- Kể những việc gia đình em đã làm để tránh các bệnh trên.

2. Đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu

Bài làm:

1. Một số bệnh: viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận, sỏi bàng quang, ...

2. Kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học:

  • Ăn uống đủ bữa, không bỏ bữa.
  • Khẩu phần ăn uống hợp lí.
  • Uống đủ nước.
  • Vệ sinh thân thể hàng ngày.
  • Không nhịn đi vệ sinh quá lâu.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

Em hãy viết báo cáo về một số bệnh thường gặp ở các cơ quan bài tiết nước tiểu, mỗi bệnh cần có các ý chính sau:

- Tên bệnh

- Triệu chứng

- Nguyên nhân

- Cách phòng tránh

=> Xem hướng dẫn giải

  • 1.154 lượt xem