Khoa học tự nhiên 7 bài 16: Nguồn âm. Độ cao và độ to của âm
Soạn bài 16: Nguồn âm. Độ cao và độ to của âm - sách VNEN khoa học tự nhiên 7 trang 95. Phần dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học, cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Hãy cho biết trong các hình ảnh trên âm thanh (gọi tắt là âm) được phát ra từ đâu. Các âm đó có gì giống và khác nhau ? Tại sao ?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Nguồn âm (SGK KHTN trang 96)
2. Âm và dao động của âm (SGK KHTN trang 96)
3. Độ cao và độ to của âm
Dùng một lá thép đàn hồi (cái thước thép) để tạo ra dao động âm bằng cách giữ chặt một đầu thước và lấy tay bật đầu kia cho nó dao động. Hãy thực hiện thí nghiệm trong các trường hợp:
- Chiều dài phần tự do của thước thay đổi.
- Bật mạnh, nhẹ thước làm biên độ dao động thay đổi.
Khi nào thước dao động nhanh hơn? Chậm hơn? Âm phát ra trong các trường hợp đó có khác nhau không? Hãy mô tả âm thanh phát ra khi đó.
C. Hoạt động luyên tập
1. Làm thí nghiệm ở hình 16.2, 16.3. Giải thích tại sao âm phát ra lớn hơn khi ta gõ mạnh hơn vào nhánh âm thoa, mặt trống.
2. Giải thích tại sao dùng tay kéo mặt trống và buông tay ra thì trống phát ra âm. Làm thế nào để phát ra âm thanh khác nhau?
3. Rót nước vào một số chai thủy tinh giống nhau sao cho các mực nước khác nhau. Dùng búa cao su gõ vào các chai để chúng phát ra âm. Âm phát ra từ các chai có giống nhau không ? Tại sao ?
D. Hoạt động vận dụng
1. Hãy quan sát một số chiếc loa thùng đang phát ra âm. Khi loa phát ra âm, bộ phận nào của loa dao động ? Hãy nêu cách để kiểm tra bộ phận dao động khi loa phát ra âm.
2. Kể tên các nhạc cụ mà em biết, tìm hiểu xem bộ phận nào dao động khi các nhạc cụ đó phát ra âm.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Em hãy viết một bài chia sẻ với các bạn trong lớp để tìm hiểu bộ phận phát âm từ cơ thể người và ảnh hưởng của âm thanh đến với đời sống con người.