Tìm đọc một số thông tin về dạng địa hình (núi, đồng bằng, cao nguyên, sông, hồ...)
2. Làm việc ở thư viện của trường
Tìm đọc một số thông tin về dạng địa hình (núi, đồng bằng, cao nguyên, sông, hồ...)
Bài làm:
Núi:
- Núi là dạng địa hình lồi, có sườn dốc và độ cao thường lớn hơn đồi, nằm trải dài trên phạm vi nhất định. Nó được hình thành từ hiện tượng uốn nếp do tác động của nội lực.
- Núi là dạng địa hình phổ biến của Trái Đất
- Các ngọn núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước. Phần lớn các núi có sườn dốc hai bên, đỉnh thường nhọn.
- Có ba loại núi chính gồm núi lửa, núi uốn nếp và núi khối tảng.
- Trong và sau khi nâng lên, các núi phải chịu sự tác động của các tác nhân gây xói mòn như nước, gió, băng và trong lực. Xói mòn làm cho bề mặt của núi trở nên trẻ hơn so với các đá cấu thành nó.
Đồng bằng:
- Là một vùng đất đai rộng lớn với địa hình tương đối thấp — nghĩa là nó tương đối bằng phẳng, với độ cao so với mực nước biển không quá 500 m.
- Các đồng bằng đôi khi xuất hiện như là các vùng đất thấp ở vùng đáy các thung lũng nhưng cũng có trên các cao nguyên ở độ cao khá lớn.
- Các vùng đồng bằng tại nhiều khu vực là quan trọng cho phát triển nông nghiệp, do khi đất được bồi tích như là các trầm tích thì độ sâu của nó có thể khá lớn và độ màu mỡ là khá cao, cũng như độ bằng phẳng cao thuận lợi cho quá trình cơ giới hóa sản xuất; cũng như tại các đồng bằng có thể có các đồng cỏ cung cấp thức ăn cho gia súc.
Cao nguyên:
- Là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ cao tuyệt đối trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng đất thấp xung quanh.
- Cao nguyên lớn nhất và cao nhất thế giới là cao nguyên Thanh Tạng, được coi là "mái nhà của thế giới" với diện tích khoảng 2,5 triệu km² và độ cao trung bình trên 4.500 m.
- Cao nguyên hình thành do sự phá huỷ lâu dài của quá trình phong hóa các nền đá mẹ khác nhau hoặc do một lớp dung nham núi lửa phun trào, phủ dày trên mặt địa hình cũ trong điều kiện nâng không đều và tương phản của địa hình.
Sông:
- Sông là dòng nước lưu lượng lớn thường xuyên chảy, có nguồn cung chủ yếu là từ hồ nước, từ các con suối hay từ các con sông nhỏ hơn nơi có độ cao hơn.
- Các dòng sông hầu hết đều đổ ra biển; nơi tiếp giáp với biển được gọi là cửa sông.
- Các con sông là một thành phần quan trọng trong vòng tuần hoàn nước, nó là các bồn thu nước từ nước mưa chảy tràn, tuyếthoặc nước ngầm và vận chuyển các loại nước này ra đại dương.
- Thông thường, sông được chia làm hai loại là sông chính và sông nhánh (hay nhánh sông). Sông chính là sông có độ dài lớn nhất hoặc có diện tích lưu vực hay lượng nước lớn nhất; sông nhánh là sông chảy vào sông chính.
Xem thêm bài viết khác
- Quan sát vật thật: Lấy một con côn trùng, chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con côn trùng. Con côn trùng đó thuộc loại có ích hay có hại...
- Làm bộ sưu tập về những côn trùng gây hại đối với con người?
- Quan sát hình 6, thảo luận: Trong các vị trí A, B, C, D trên hình. Vị trí nào Bắc bán cầu đang là mùa xuân, hạ, thu, đông? Vì sao?
- Với sự giúp đỡ của người thân, em hãy tìm hiểu về tỉnh (thành phố) nơi em sống va viết theo gợi ý ở bảng sau:
- Hãy chỉnh sửa thời gian và công việc ở bảng sau cho phù hợp với em:
- Hoàn thành bảng sau:
- Điền vào bảng tên những việc em đã làm để góp phần giữ gìn và bảo vệ cơ quan tuần hoàn, đề phòng bệnh thấp tim
- Hãy nói và nhận xét những gì em thấy trong các hình 5, 6. Những việc làm nào sai? Ở địa phương em có hiện tượng đó không? Nguồn nước bị nhiễm bẩn có tác hại gì?
- Cơ quan bài tiết nước tiểu gồm những bộ phận nào? Cơ quan bài tiết nước tiểu có thể mắc những bệnh gì?
- Bạn đã bao giờ đi tất chân chật chưa? Bạn đã bao giờ đeo chun vòng vào cổ tay chưa?
- Giải bài 1: Hoạt động thơ và cơ quan hô hấp
- Giải Tự nhiên và xã hội 3 bài 25 Tự nhiên và xã hội 3 Bài 25