Trắc nghiệm địa lí 7 bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 7 bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Cây bông được trồng nhiều ở khu vực nào?

  • A. Nam Mĩ
  • B. Đông Nam Á
  • C. Tây Phi
  • D. Nam Á

Câu 2: Đặc điểm không đúng với hoạt động sản xuất nông nghiệp ở môi trường xích đạo ẩm:

  • A. Nhiệt độ và độ ẩm cao thích hợp với sản xuất nông nghiệp
  • B. Việc trồng trọt được tiến hành quanh năm
  • C. Có thể trồng gối vụ, xen canh nhiều loại cây
  • D. Trình độ thâm canh cao

Câu 3: Hạn chế của khí hậu nóng ẩm đối với sản xuất nông nghiệp là:

  • A. sâu bệnh dễ phát triển, gây hại cho cây trồng, vật nuôi.
  • B. sương muối, giá rét.
  • C. hạn hán, thiếu nước vào mùa khô.
  • D. động đất, núi lửa thường xuyên xảy ra.

Câu 4: Cây lương thực quan trọng nhất ở các đồng bằng của vùng nhiệt đới gió mùa là:

  • A. cây lúa mì.
  • B. cây ngô.
  • C. cây cao lương.
  • D. cây lúa nước.

Câu 5: Đặc điểm không đúng về sản xuất nông nghiệp ở đới nóng là:

  • A. Vùng thuận lợi cho sản xuất cây lương thực (đặc biệt cây lúa nước) và cây công nghiệp.
  • B. Các cây công nghiệp nhiệt đới rất phong phú (cà phê, cao su, mía,..).
  • C. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • D. Phổ biến hình thức chăn thả dê, cừu, trâu, bò trên các đồng cỏ.

Câu 6: Cây cao su được trồng phổ biến ở khu vực nào sau đây?

  • A. Nam Á.
  • B. Tây Phi.
  • C. Đông Nam Á.
  • D. Nam Mĩ.

Câu 7: Điều kiện để đới nóng thâm canh tăng vụ là:

  • A.Nắng nóng ,mưa nhiều
  • B.Nguồn giống phong phú
  • C.Nhịp điệu mùa
  • D. Nguồn lao động dồi dào.

Câu 8: Điều kiện để đới nóng đa dạng hóa nông sản là:

  • A.Nắng nóng ,mưa nhiều
  • B.Nhịp điệu mùa
  • C.Nguồn giống phong phú
  • D. Nguồn đất tốt.

Câu 9: Loại nông sản việt Nam và Thái Lan xuất khẩu chiếm tỷ trọng lớn nhất thế giới là:

  • A.Cà phê
  • B.Cao su
  • C.Chè
  • D. Lúa gạo.

Câu 10: Chăn nuôi gia súc ở đới nóng chủ yếu phổ biến hình thức:

  • A. chăn thả.
  • B. công nghiệp.
  • C. bán công nghiệp.
  • D. chuồng trại.

Câu 11: Quốc gia châu Á có đàn bò và đàn trâu lớn nhất thế giới là:

  • A. Trung Quốc.
  • B. Ấn Độ.
  • C. Bra-xin.
  • D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 12: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến xói mòn đất ở môi trường xích đạo ẩm là:

  • A. mất lớp phủ thực vật trong điều kiện nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.
  • B. con người sử dụng nhiều thuốc bảo vệ thực vật trong canh tác.
  • C. sông ngòi lớn, dòng chảy mạnh.
  • D. địa hình chủ yếu là đồi núi có độ dốc lớn.

Câu 13: Loại cây lương thực được trồng chủ yếu ở vùng đồi núi là:

  • A. cây ngô.
  • B. cây lúa nước.
  • C. cây sắn.
  • D. cây khoai lang.

Câu 14: Đâu không phải là biện pháp quan trọng góp phần khắc phục trực tiếp những khó khăn do khí hậu nhiệt đới gió mùa gây ra trong sản xuất nông nghiệp?

  • A. Làm thủy lợi.
  • B. Trồng rừng che phủ đất.
  • C. Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng vật nuôi.
  • D. Phát triển công nghiệp chế biến.

Câu 15: Việc bố trí và lựa chọn các loại cây trồng ở môi trường nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa bị chi phối bởi lượng mưa và chế độ mưa trong năm. Nguyên nhân sâu xa là do:

  • A. Lượng mưa có sự phân hóa sâu sắc.
  • B. Khí hậu có nhiệt độ và độ ẩm cao.
  • C. Đất đai đa dạng, màu mỡ.
  • D. Lượng mưa trung bình năm lớn (trên 1500mm).
Xem đáp án

=> Kiến thức Bài 9: Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng Địa lí 7 trang 30


  • 3 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021