Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P3)

  • 1 Đánh giá

Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào "Đông Dương đại hội là gì?

  • A. Tuần hành.
  • B. Mít tinh.
  • C. Đưa dân nguyện.
  • D. Diễn thuyết.

Câu 2: Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. Đó là nhờ chính sách của tổ chức nào?

  • A. Mặt trận nhân dân Pháp.
  • B. Mặt trận nhân dân Liên Xô.
  • C. Quốc tế Cộng sản.
  • D. Thực dân Pháp.

Câu 3: Điều nào không phải chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936 đối với các thuộc địa?

  • A. Cho phép lập Hội ái hữu.
  • B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.
  • C. Ân xá chính trị phạm.
  • D. Cho phép xuất bản báo chí.

Câu 4: Những sự kiện nào sau đây có liên quan đến cuộc vận động dân chủ 1936 -1939?

  • A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.
  • B. Thực dân Pháp đàn áp đã man Xô viết Nghệ - Tĩnh.
  • C. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp năm 1236.
  • D. Câu A và C đúng.

Câu 5: Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn nào?

  • A. Thực dân Pháp.
  • B. Bọn phản động thuộc địa cùng bè lũ tay sai không chịu thi hành chính sách của Mặt trận nhân dân Pháp.
  • C. Bọn phong kiến.
  • D. Câu A và B đúng.

Câu 6: Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

  • A. Vào ngày 1 - 8 - 1936, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội).
  • B. Vào ngày 1 - 5 - 1938, tại Bến Thủy, Vinh.
  • C. Vào ngày 1 - 5 - 1939, tại Hà Nội.
  • D. Vào ngày 1 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo (Hà Nội).

Câu 7: Cuộc mít tinh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội vào ngày nào?

  • A. 1 . 5 - 1930
  • B. 1 - 5 - 1935
  • C. 1 - 5 – 1938
  • D. 1 - 5 – 1939

Câu 8: Tác phẩm “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình được in và phát hành rộng rãi trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939. Vậy Qua Ninh và Vân Đình là ai?

  • A. Sóng Hồng và Xuân Thủy.
  • B. Nguyễn Ái Quốc và Phạm Văn Đồng.
  • C. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp
  • D. Trần Phú và Hà Huy Tập.

Câu 9: Trong những năm 1937 - 1938, Đảng Cộng sản Đông Dương lợi dụng khả năng hợp pháp đưa người của Đảng và của Mặt trận vào Hội đồng Quản hạt ở Nam Kì và Viện dân biểu ở Bắc - Trung Kì nhằm mục đích gì?

  • A.Vận động bọn tay sai của thực dân Pháp đứng về phía cách mạng để đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.
  • B. Mở rộng địa bàn hoạt động trong cả nước, gây cơ sở cách mạng trong toàn quốc.
  • C. Nắm bắt tình hình để đối phó với kẻ thù trong bất cứ tình huống nào đồng thời chuẩn bị tiến đến thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • D. Tất cả đều sai.

Câu 10: Tháng 8 - 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào gì?

  • A. “Đông Dương đại hội”.
  • B. Phong trào đòi dân sinh dân chủ.
  • C. Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu.
  • D. Mít tinh diễn thuyết thu thập “dân nguyện”.

Câu 11: Kết quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là:

  • A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phân quyên dân sinh, dân chủ.
  • B. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiêu hình thức.
  • C. Thành lập Mặt trận dân chủ nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp.
  • D. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất.

Câu 12: Mít tỉnh biểu tình đưa “dân nguyện” đó là hình thức đấu tranh của phong trào nào?

  • A. “Đông Dương đại hội”.
  • B. Phong trào “đón” đoàn phái viên của chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương.
  • C. A và B đúng.
  • D. A và B sai.

Câu 13: Vì sao cao trào dân chủ 1936 - 1939 được xem là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng 8 - 1945

  • A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao.
  • B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến rộng rãi.
  • C. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp chung quanh Đảng. .
  • D. Tất cả đều đúng.

Câu 14: Phong trào “Đông Dương đại hội” diễn ra trong thời gian nào?

  • A. Từ năm 1936 đến năm 1939
  • B. Từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1937.
  • C. Từ giữa năm 1936 đến tháng 3 - 1938.
  • D. Từ giữa năm 1936 đến tháng 9 - 1936.

Câu 15: Hãy chỉ ra câu không đúng sau đây:

  • A. Trong những năm 1936 - 1939, phong trào đấu tranh cách mạng là kết hợp khả năng hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai nửa công khai.
  • B. Nhiệm vụ cách mạng được Đảng xác định trong thời kì 1936 - 1939 là đánh đổ đế quốc giành độc lập, đánh đổ phong kiến thực hiện người cày có ruộng
  • C. Tên gọi của mặt trận thống nhất thời kì 1936 - 1939 là Mặt trận dân chủ Đông Dương.
  • D. Ngày 1 - 5 - 1938 là ngày Tổng bãi công của công nhân công ti than Hòn Gai.

Câu 16: Đường lối và phương pháp đấu tranh của Đảng đề ra thời kì (1936-1939) là căn cứ vào

  • A. chính sách của chính phủ mặt trận nhân dân Pháp ban hành.
  • B. tình hình cụ thể của Việt Nam
  • C. tình hình thế giới và châu Á
  • D. chủ nghĩa phát xít xuất hiện, đe doạ hoà bình an ninh thế giới

Câu 17: Cuộc mít tỉnh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại khu Đầu Xảo - Hà Nội vào ngày nào?

  • A. 1 – 5 - 1930.
  • B. 1 – 5 - 1935.
  • C. 1 – 5 - 1938.
  • D. 1- 5 - 1939.

Câu 18: Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng Sản làm nòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền vào năm nào?

  • A. 1935.
  • B. 1936
  • C. 1937 .
  • D. 1938.
Xem đáp án

=> Kiến thức Giải bài 15: Phong trào dân chủ 1936 – 1939


Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P2) Trắc nghiệm lịch sử 12 bài 15: Phòng trào dân chủ 1936 - 1939 (P1)
  • 23 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021