Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 101 – sgk lịch sử 7
Em hãy nêu những thành tựu chủ yếu về văn hóa, giáo dục của Đại Việt thời Lê Sơ?
Bài làm:
Đại Việt thời Lê Sơ đã gặt hái được nhiều thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Cụ thể là:
Thành tựu về giáo dục và khoa cử:
- Dựng lại Quốc Tử Giám, mở nhiều trường học, mở khoa thi.
- Nội dung học tập thi cử là sách của đạo nho.
- Một năm tổ chức ba kì thi: Hương – Hội - Đình
=> Giáo dục ,thi cử chặt chẽ, thường xuyên hơn,tuyển chọn được nhiều nhân tài.
Thành tựu về văn học:
- Văn học chữ Hán chiếm ưu thế, văn học chữ Nôm giữ vị trí quan trọng.
- Nội dung: Yêu nước sâu sắc, niềm tự hào dân tộc,khí phách ,tinh thần bất khuất của dân tộc.
Thành tựu về khoa học:
- Khoa học phát triển, phong phú, đa dạng.
- Sử học, địa lí, y học, toán học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể.
Thành tựu về nghệ thuật:
- Nghệ thuật sân khấu được phục hồi và phát triển.
- Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc:đặc sắc thể hiện ở các cung điện, lăng tẩm. Phong cách khối đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện.
Xem thêm bài viết khác
- Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì nông dân và các tầng lớp khác?
- Hãy mô tả bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Tiền Lê?
- Lịch sử 7: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 5)
- Hãy trình bày diễn biến của cuộc kháng chiến chống Tống do Lê Hoàn chỉ huy?
- Em hãy nêu những nghề thủ công truyền thống và những hàng thủ công nổi tiếng của Ấn Độ mà em biết?
- Những ai sống trong các thành thị? Họ làm những nghề gì?
- Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế nông nghiệp của Đại Việt sau chiến tranh?
- Các cuộc phát kiến địa lí đã tác động như thế nào đến xã hội Châu Âu? Giải Sử 7
- Em có nhận xét gì về tình hình thủ công nghiệp thời Lê sơ ?
- Vì sao chữ cái La tinh ghi âm tiếng Việt trở thành chữ Quốc ngữ của nước ta cho đến ngày nay ?
- Nguyên nhân dẫn đến phong trào khởi nghĩa của nông dân ở đầu thế kỉ XVI là gì?
- Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ Tình hình chính trị, quân sự và pháp luật