Giải bài 17B: Những bài ca lao động
Giải bài 17B: Những bài ca lao động - Sách VNEN tiếng Việt lớp 5 trang 183. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát tranh, trả lời câu hỏi
a. Bức tranh vẽ ai? Người đó đang làm gì?
b. Em biết những câu thơ, thành ngữ, tục ngữ nào nói về lao động vất vả của người nông dân?
Trả lời:
a. Bức tranh vẽ một người nông dân đang cày ruộng ở ngoài đồng.
b. Những câu thơ, thành ngữ, tục ngữ nào nói về lao động vất vả của người nông dân
1. Trên đồng cạn, dưới đồng sâu
Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa
2. Cày đồng đang buổi ban trưa
Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần!
3. Cày sâu cuốc bẫm
4. Dầm mưa dãi nắng
5. Một nắng hai sương
2-3: Đọc, luyện đọc bài: Ca dao về lao động sản xuất
4. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(1) Những hình ảnh nào nói lên nỗi vất vả, lo lắng của người nông dân trong lao động sản xuất?
(2) Những câu nào thể hiện tinh thần lạc quan của người nông dân?
(3) Tìm những câu ở cột A phù hợp với từng nội dung ở cột B.
Trả lời:
1. Những hình ảnh nói lên:
- Nỗi vất vả của người nông dân: cày đồng buổi ban trưa, mồ hôi như mưa; mỗi một hạt gạo làm ra "dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần".
- Sự lo lắng của người nông dân: đi cấy còn trông nhiều bề (trông trời, trông đất, trông mây, trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm, trông cho chân cứng đá mềm, trông trời yên, biển lặng).
2. Đó là câu thơ:
Công lênh chẳng quản lâu đâu,
Ngày nay nước bạc, ngày sau cơm vàng.
Câu thơ nói lên tinh thần lạc quan, niềm hi vọng vào thành quả lao động sau những ngày vất vả chăm bón ruộng đồng.
3. Nối:
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
B. Hoạt động thực hành
1. Chuẩn bị kể cho các bạn nghe một câu chuyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết đem lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
3. Điền các thông tin của em để hoàn thành đơn xin học theo mẫu dưới đây:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
....., ngày ... tháng .... năm .......
ĐƠN XIN HỌC
Kính gửi thầy (cô ) Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở ........
Em tên là : ..........................................................
Nam, nữ :....................................................
Sinh ngày : .........................................................
Tại : .....................................................................
Quê quán : ..................................................................
Địa chỉ thường trú : .......................................................
Đã hoàn thành chương trình tiểu học
Tại trường tiểu học: ........................................................
Em làm đơn này xin đề nghị Trường Trung học cơ sở ............................ xét cho em được vào lớp 6 của Trường.
Em xin hứa thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của Nhà trường, phấn đấu học tập và rèn luyện tốt .
Em xin trân trọng cảm ơn .
Ý kiến của cha mẹ học sinh Người làm đơn
5. Dựa vào mẫu đơn trên, hãy viết đơn gửi Ban Giám hiệu xin được tham gia một trong các hoạt động sau:
- Học một môn học tự chọn (Tiếng Dân tộc, Tiêng Anh, Tin học,...).
- Tham gia các hoạt động năng khiếu (hát, múa, thể dục,...).
Xem thêm bài viết khác
- Thảo luận, trả lời câu hỏi: Những chi tiết nào nói lên hành trình vô tận của bầy ong?...
- Viết lại vào vở cho đúng chính tả các tên riêng sau:
- Trong hai câu sau có từ nào được viết giống nhau nhưng có nghĩa hoàn toàn khác nhau
- Giải bài 17A: Người dời núi mở đường
- Mưa ở Cà Mau như thế nào? Cây cối trên đất Cà Mau mọc thế nào? Người Cà Mau dựng nhà cửa như thế nào? Vì sao người Cà Mau phải kiên cường, giàu nghị lực?
- Nhận xét thái độ, tình cảm của các nhân vật trong đoạn truyện ở bài tập 1 thể hiện qua đại từ xưng hô và viết vào phiếu học tập
- Giải bài 1B: Cảnh đẹp ngày mùa
- Quan sát bầu trời và nói cho người thân những điều mà em quan sát được?
- Giải bài 5C: Tìm hiểu về sự đồng âm
- Mỗi em đặt một câu với một trong các từ ngữ ở hoạt động 8
- Cùng người thân tìm hiểu xem con người đã làm gì để thể hiện sự thân thiện với thiên nhiên?
- Tìm từ trái nghĩa với từ in đậm để điền vào chỗ trống trong các thành ngữ, tục ngữ sau