Giải bài 1B: Cảnh đẹp ngày mùa
Giải bài 1B: Cảnh đẹp ngày mùa - Sách VNEN tiếng Việt lớp 5 trang 9. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động cơ bản
1. Quan sát bức tranh sau và cho biết tranh vẽ cảnh gì?
2. Đọc
3. Ghép mỗi từ ngữ dưới đây với lời giải nghĩa phù hợp:
Kéo đá Hợp tác xã Lụi
(1) .......: cây cùng loại với cây cau; cao một, hai mét; lá xẻ hình quạt; thân nhỏ, thẳng và rắn, thường dùng làm gậy.
(2) .......: dùng trâu, bò kéo con lăn bằng đá để làm cho thóc rụng khỏi thân lúa.
(3) ......: cơ sở sản xuất, kinh doanh tập thể.
4. Cùng luyện đọc
5. Thảo luận, trả lời câu hỏi:
(1) Kể tên những sự vật trong bài có màu vàng và từ chỉ màu vàng đó.
(2) Những chi tiết nào về thời tiết và con người đã làm cho bức tranh làng quê thêm đẹp và sinh động?
(3) Bài văn thể hiện tình cảm gì của tác giả đối với quê hương?
6. Tìm hiểu cấu tạo của bài văn tả cảnh.
(1) Đọc bài văn tả cảnh “Buối sáng trên quê em” (trang 11 sgk).
(2) Xác định các đoạn của bài văn trên.
(3) Nội dung chính của mỗi đoạn văn là gì?
(4) Dựa vào bài văn trên, em hãy nhận xét về cấu tạo của bài văn tả cảnh: Bài văn tả cảnh gồm những phần nào? Mỗi phần có nội dung gì?
B. Hoạt động thực hành
1. a. Đọc và tìm các phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn
Hoàng hôn trên sông Hương
Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy có một cái gì đó đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đang rất yên tĩnh này.
Mùa thu, gió thổi mây bay về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của trời chiều. Hình như con sông Hương rất nhay cảm với ánh sáng nên đến lúc tối hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc mơ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm. Phố ít người, con đường ven sông như dài thêm ra dưới vòm lá xanh của hai hàng cây.
Phía bên sông, xóm Cồn Hến nấu cơm chiều, thả khói nghi ngút cả một vùng tre trúc. Đâu đó, từ sau khúc quanh vắng lặng của dòng sông, tiếng lanh canh của thuyền chài gỡ những mẻ cả cuối cùng truyền đi trên mặt nước, khiến mặt sông nghe như rộng hơn. Và khi dãy đèn bên đường bắt đầu thắp lên những quả tròn màu tím nhạt, chuyển dần sang màu xanh lá cây và cuối cùng nở bung ra trong màu trắng soi rõ mặt người qua lại thì khoảnh khắc yên tĩnh của buổi chiều cũng chấm dứt.
Huế thức dậy trong một nhịp chuyển động mới, đi vào cuộc sống ban đầu của nó.
Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG
b. Mỗi đoạn trong bài văn trên nêu nội dung gì?
Viết kết quả vào phiếu học tập:
Mở bài | Đoạn ... | -> | Giới thiệu đặc điểm của Huế lúc... |
Thân bài | Đoạn ... | -> | Tả đặc điểm đổi thay màu sắc của dòng sông Hương từ lúc ... đến khi ... |
Thân bài | Đoạn ... | -> | Tả hoạt động của con người ở .... từ lúc .... đến .... |
Kết bài | Đoạn ... | -> | Nêu cảm nhận về ... |
2. Nghe thầy cô kể câu chuyện Lý Tự Trọng (2-3 lần)
3. Dựa vào các tranh và lời thuyết minh dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện
5. Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
- Câu chuyện giúp em hiểu điều gì?
- Hành động nào của anh Trọng khiến em khâm phục nhất?
C. Hoạt động ứng dụng
Sưu tầm những câu chuyện kể về những tấm gương tuổi nhỏ chí lớn?
Xem thêm bài viết khác
- Dựa vào tranh và lời thuyết minh dưới tranh, mỗi em kể lại một đoạn câu chuyện
- Chơi trò chơi: Thi xếp nhanh các từ đã cho vào ba nhóm từ đồng nghĩa
- Thống kê số buổi nghỉ học của các bạn trong tổ theo mẫu:
- Các bạn Hùng, Quý, Nam tranh luận về vấn đề gì? Mỗi bạn nêu ý kiến thế nào?Thầy giáo muốn thuyết phục Quý, Hùng, Nam công nhận điều gì? Thầy đã giải thích như thế nào?
- Trong những câu nào dưới đây, các từ mắt, chân, đầu mang nghĩa gốc và trong những câu nào, chúng mang nghĩa chuyển?
- Điền từ thích hợp vào chỗ trống trong phiếu học tập:
- Tả ngoại hình một bạn trong lớp, đố các bạn trong nhóm đoán được đó là ai
- Giải bài 3A: Tấm lòng người dân
- Xếp các từ in đậm trong đoạn văn sau vào ba nhóm: động từ, tính từ, quan hệ từ. Ghi kết quả vào bảng nhóm theo mẫu
- Giải bài 2C: Những con số nói gì?
- Giải bài 3C: Cảnh vật sau cơn mưa
- Tìm và viết vào bảng nhóm những tiếng có nghĩa (chọn a hoặc b)