Giải bài 27 khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX
Trong cao trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XI X, bên cạnh các cuộc khởi nghĩa do văn thân sĩ phu lãnh đạo còn cócác cuộc khởi nghĩa tự phát của nông dân. Tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của nông dân Yên Thế, tỉnh Bắc Giang do Hoàng Hao Thám lãnh đạo. Chúng ta cùng đến với bài “khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX” lịch sử 8.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913)
a. Căn cứ:
- Phía tây bắc tỉnh Bắc Giang.
- Địa hình hiểm trở, cây cối rậm rạp...
b. Đặc điểm dân cư: Đa phần là dân ngụ cư, có cuộc sống phóng túng.
c. Nguyên nhân:
- Thực dân Pháp 2 lần chiếm đất, bình định Yên Thế.
- Để bảo vệ cuộc sống, nhân dân Yên Thế đứng lên đấu tranh.
d. Diễn biến: Chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: (1884-1892):
- Nghĩa quân hoạt động riêng rẽ, chưa có sự chỉ huy thống nhất.
- Lãnh đạo: Đề Nắm, sau khi Đề Nắm mất, Đề Thám chỉ huy.
- Giai đoạn 2:(1893-1908):
- Nghĩa quân vừa chiến đấu, vừa xây dựng cơ sở.
- Đề Thám 2 lần giảng hòa với Pháp (Lần 1 vào tháng 10-1894 và lần 2 vào tháng 12-1897)
- Giai đoạn 3: (1909-1913)
- Pháp tập trung lực lượng tấn công quy mô lên Yên Thế.
- Lực lượng nghĩa quân hao mòn dần.
e. Kết quả: 10-2-1913, Đề Thám bị sát hại => Khởi nghĩa tan rã.
g. Tính chất, nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử:
- Tính chất: Dân tộc, yêu nước, chính nghĩa.
- Nguyên nhân thất bại:
- Lực lượng quá chênh lệch.
- Địa bàn chật hẹp.
- Tổ chức, lãnh đạo thiếu chặt chẽ.
- Ý nghĩa lịch sử: Thể hiện tinh thần yêu nước chống TD Pháp xâm lược của giai cấp nông dân, góp phần làm chậm quá trình bình định của TD Pháp.
II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
- Thời gian: Từ giữa thế kỉ XIX
- Số lượng: nhiều
- Thành phần tham gia: Các dân tộc miền núi.
- Phạm vi: Cả nước
- Lãnh đạo: Từ trưởng, thổ hào các dân tộc thiểu số miền núi.
- Hình thức: khởi nghĩa vũ trang
- Diễn biến: Sgk
III. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Thế và phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi.
- Nguyên nhân thất bại:
- Do tương quan lực lượng có sự chênh lệch
- Các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều song còn mang tính địa phương, chưa có sự liên kết thống nhất.
- Do hạn chế về lãnh đạo.
- Ý nghĩa lịch sử:
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định nước ta của thực dân Pháp
- Kế tục xứng đáng truyền thống yêu nước và khẳng định sức mạnh tiềm tàng của giai cấp nông dân.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 132 – sgk lịch sử 8
Trình bày nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế?
Câu 2: Trang 133 – sgk lịch sử 8
Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thể kỉ XIX?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 133 – sgk lịch sử 8
Khởi nghĩa Yên Thế có những đặc điểm gì khác so với những cuộc khởi nghĩa cùng thời?
Câu 2: Trang 133 – sgk lịch sử 8
Em có nhận xét gì về phong trào kháng chiến chống Pháp của đồng bào miền Núi cuối thế kỉ XIX?
Xem thêm bài viết khác
- Vì sao nhân dân các thuộc địa ở Bắc Mĩ lại đấu tranh chống thực dân Anh?
- Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế?
- Lịch sử 8: Đề kiểm tra học kỳ 2 (Đề 6)
- Tại sao nói cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương?
- Những sự kiện lịch sử nào chứng tỏ phong trào công nhân thế giới cần tiếp tục phát triển trong những năm cuối thế kỉ XIX?
- Vì sao nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?
- Những nguyên ngân nào dẫn đến CMTS Pháp?
- Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy?
- Vì sao nhân dân Xô – viết bảo vệ được thành quả cách mạng của mình?
- Quốc tế cộng sản đã có những đóng góp gì cho phong trào cách mạng thế giới trong những năm 1919 -1943?
- Lập bảng thống kê về tình hình các giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX theo mẫu
- Cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai đã làm được những việc gì?