Giải bài 24 Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873
Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Vậy nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ XIX, nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp như thế nào? Chúng ta cùng đến với bài “Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873” lịch sử 8.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
1. Chiến sự Đà Nẵng trong những năm 1858 -1859
- Nguyên nhân thực dân Pháp xâm lược Việt Nam
- Nguyên nhân sâu xa:
- CNTB phát triển mạnh-> nhu cầu tìm kiếm thị trường
- Phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi
- Nguyên nhân trực tiếp : Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô.
- Chiến sự tại Đà Nẵng:
- Về phía Pháp :
- Chiều31/8/1858 liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam
- 1/9/1858 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng
- Về phía ta: Nguyễn Tri Phương kết hợp với nhân dân thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống
- Kết quả : Làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp . Sau 5 tháng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.
2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859
a. Tình hình chiến sự ở Gia Định
- Nguyên nhân Pháp đánh Gia Định: Thất bại trong âm mưu đánh nhanh thắng nhanh ở Đà Nẵng.
- Diễn biến :
- Về phía Pháp :
- Ngày 9/2/1859 Pháp tập trung quân ở Vũng Tàu .
- Ngày 17/2/1859 tấn công thành Gia Định .
- Ngày 25/10/1860 Pháp tập trung lực lương mở rộng việc đánh chiếm Gia Định .
- Ngày 24/2/1861 Đại đồn Chí Hoà thất thủ
- Về phía triều đình : Chống Pháp không kiên quyết, không nắm thời cơ để hành động với đường lối “Thủ để hoà”.
- Kết quả : Pháp chiếm Định Tường, Biên Hoà, Vĩnh Long.
b. Hiệp ước 5/6/1862
- Thoả thuận cắt 3 tỉnh miền đông Nam Kì và đảo Côn Lôn cho Pháp
- Bồi thường chiến phí chiến tranh 4 triệu đô la cho Pháp
- Mở 3 cửa biển đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp –Tây Ban Nha vào buôn bán
- Pháp trả tỉnh Vĩnh Long khi nhân dân thôi chống Pháp
II. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873
1. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì.
- Tại Đà Nẵng: Nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình đánh giặc.
- Tại Gia Đình và 3 tỉnh miền Đông Nam Kì: Phong trào kháng chiến của nhân dân càng sôi nổi.
- Tiêu biểu:
- Ngày 10/2/1861 nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Ét – Pê – răng trên sông Vàm Cỏ Đông.
- Khởi nghĩa của Trương Định làm cho địch thất điện bát đảo.
=>Phong trào phát triển mạnh mẽ, sôi nổi, lan rộng thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí chống xâm lược, bảo vệ độc lập dân tộc.
2. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì
a. Triều đình
- Tập trung lực lượng đàn áp, cản trở các cuộc khởi nghĩa của nhân dân.
- Thương lượng với Pháp xin chuộc lại 3 tỉnh miền đông Nam kì.
b. Thực dân Pháp
- Tháng 6/1867, Pháp chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây Nam kì ( Vĩnh Long , An Giang , Hà Tiên) không tốn một viên đạn.
c. Nhân dân 6 tỉnh Nam kì.
- Nhân dân Nam kì nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi.
- Nhiều trung tâm kháng chiến được lập : Đồng Tháp , Tây Ninh..
- Dùng thơ ,văn để chiến đấu: Nguyễn Đình Chiểu.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 115 – sgk lịch sử 8
- Tại sao thực dân Pháp xâm lược nước ta?
- Bước đầu quân Pháp đã thất bại như thế nào?
Câu 2: Trang 115 – sgk lịch sử 8
Em có nhận xét gì về thái độ chống quân Pháp xâm lược của triều đình Huế?
Câu 3: Trang 116 – sgk lịch sử 8
Nội dung của bản hiệp ước 5/6/1862?
Câu 4: Trang 117 – sgk lịch sử 8
Nhân dân ta đã anh dũng kháng chiến chống Pháp như thế nào?
Câu 5: Trang 117 – sgk lịch sử 8
Dựa vào lược đồ, em hãy trình bày những nét chính về cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 117 – sgk lịch sử 8
Thực dân Pháp đã thực hiện âm mưu xâm lược Việt Nam như thế nào?
Câu 2: Trang 117 – sgk lịch sử 8
Tinh thần kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta được thể hiện như thế nào?
=> Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873