Giải bài 33 lịch sử 9: Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)
Sau hơn 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội, trong hai kế hoạch 5 năm chúng ta đã thu được thành tựu nhất định đáng kể trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nhưng những khó khăn cũng không nhỏ, trong hoàn cảnh đó Đảng ta họp đại hội lần thứ VII, trong đại hội này đã đề ra đường lối đổi mới. Chúng ta cùng đến với bài “Việt Nam trên đường đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội (từ năm 1986 đến năm 2000)” lịch sử 9.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Đường lối đổi mới của Đảng
1. Hoàn cảnh đổi mới
- Trải qua 10 năm Xây dựng Chủ nghĩa xã hội chúng ta đạt được thành tựu và ưu điểm đáng kể, song cúng gặp không ít khó khăn. Đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng nhất là về kinh tế - xã hội.
- Tình hình thế giới có nhiều thay đổi: sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu; sự phát triển của Cách mạng khoa học kĩ thuật.
=> Đảng chủ trương đổi mới
2. Đường lối đổi mới
- Đường lối đổi mới được đề ra tại đại hội lần VI (12/1986) và được điều chỉnh, bổ xung, phát triển tại đại hội VII (6/1991),VIII (6/1996), IX(4/2001).
- Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu ấy thực hiện hiệu quả bằng những hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp.
- Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ, đổi mới về kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, nhưng trọng tâm là đổi mới kinh tế.
II. Việt Nam trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2000)
1. Kế hoạch 5 năm (1986- 1990)
- Mục tiêu: Cả nước tập chung lực lượng giải quyết 3 chương trình kinh tế: Lương thực - Thực phẩm; Hàng tiêu dùng; Hàng xuất khẩu
- Thành tựu:
- Lương thực – thực phẩm: Đến năm 1990 đã đáp ứng được nhu cầu trong nước có dự trữ và xuất khẩu…
- Hàng hóa trên thị trường dồi dào, đa dạng lưu thông tương đối thuận lợi, phần bao cấp của nhà nước giảm đáng kể.
- Kinh tế đối ngoại phát triển nhanh, hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần.
2. Kế hoạch 5 năm (1991 – 1995)
- Mục tiêu: Cả nước phấn đấu vượt qua khó khăn, thử thách, ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, đưa nước ta cơ bản ra khỏi tình trạng khủng hoảng.
- Thành tựu:
- Kinh tế tăng trưởng nhanh, tổng sản phẩm trong nước tăng bình quân là 8,2%, lạm phát bị đẩy lùi. Kinh tế đối ngoại phát triển.
- Quan hệ đối ngoại được mở rộng: 7/1995, Việt Nam và Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao, cũng trong tháng này VN chính thức gia nhập hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
3. Kế hoạch 5 năm (1996-2000)
- Mục tiêu: Tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao, bền vững đi đôi với giải quyết bức xúc về xã hội, cải thiện đời sống nhân dân.
- Thành tựu:
- Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng 7%/năm, CN tăng bình quân là 13,5%/năm; NN là 5,7%.
- Hoạt động xuất nhập khẩu không ngừng tăng lên. Tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài đạt khoảng 10 tỉ USD, gấp 1,5 lần so với 5 năm trước.
- Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng.
4. Hạn chế, yếu kém
- Kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp
- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống của một bộ phận cán bộ Đảng viên rất nghiêm trọng
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài
Câu 1: Trang 175 – sgk lịch sử 9
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta chuyển sang thực hiện đường lối đổi mới trong hoàn cảnh đất nước và thế giới như thế nào?
Câu 2: Trang 175 – sgk lịch sử 9
Theo em, phải hiểu đổi mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội như thế nào?
Câu 3: Trang 178 – sgk lịch sử 9
Nhân dân ta đã đạt được những thành tựu gì trong việc thực hiện ba kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 – 1990, 1991 – 1995, 1996 – 2000)?
Hướng dẫn trả lời câu hỏi cuối bài
Câu 1: Trang 178 - sgk lịch sử 9
Trình bày ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế - văn hóa trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)?
Câu 2: Trang 178 – sgk lịch sử 9
Nêu những khó khăn, tồn tại về kinh tế - văn hóa sau 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)?
Xem thêm bài viết khác
- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân Pháp đã thi hành những thủ đoạn chính trị như thế nào? Mục đích chính của thủ đoạn đó là gì?
- Công cuộc khôi phục nền kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh ở Liên Xô đã diễn ra và đạt được kết quả như thế nào?
- Trình bày ý nghĩa của những thành tựu về kinh tế văn hóa trong 15 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 – 2000)?
- Em hãy nêu những nội dung chủ yếu của lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay?
- Bài 4: Các nước châu Á
- Xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã phân hóa như thế nào?
- Hội nghị I –an –ta đã có những quyết định nào và hệ quả của các quyết định đó?
- Đảng và Chính phủ ta đã tiến hành những biện pháp gì để củng cố và kiện toàn chính quyền cách mạng?
- Những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây Âu từ sau năm 1945 là gì?
- Nhân dân ba nước Việt Nam – Lào – Campuchia đã giành được những thắng lợi chung nào trên các mặt trận quân sự và chính trị trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” (1969 -1973)?
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta đã được chuẩn bị như thế nào?
- Tình hình nước ta sau cách mạng tháng Tám hiểm nghèo như thê nào?