Giải bài 44 hóa học 12: Hóa học và vấn đề xã hội

  • 1 Đánh giá

Dựa theo cấu trúc SGK hóa học 12, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài: Hóa học và vấn đề xã hội. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập có lời giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.

A – KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. Hóa học và vấn đề lương thực thực phẩm

  • Vai trò của lương thực, thực phẩm: cần thiết để duy trì sức khỏe
  • Như vậy, lương thực và thực phẩm có vai trò rất quan trọng và có tính quyết định đến sự tồn tại hay diệt vong của loài người.
  • Để góp phần giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân loại, Hóa học có những hướng hoạt động chính sau:
    • Sản xuất phân bón; thuốc kích thích sinh trưởng, phát triển; sản xuất chất bảo quản thực vật,…
    • Vệ sinh an toàn thực phẩm .

II. Hóa học và vấn đề may mặc

  • Nhu cầu may mặc là môt trong những nhu cầu chủ yếu của con người.
  • Hóa học góp phần giải quyết:
    • Nâng cao chất lượng, sản lượng các loại tơ.
    • Nghiên cứu, chế tạo nhiều loại thuốc nhuộm.

III. Hóa học với việc bảo vệ sức khỏe con người

  • Dược phẩm: Hóa dược là ngành sản xuất có liên quan đến an toàn sức khỏe cho cả cộng đồng.
  • Một số chất gây nghiện, chất ma túy, phòng chống ma túy.
    • Chất gây nghiện chứa các thành phần: nicotin, cafein
    • Ma túy gây hại sức khỏe : heroin, moocphin, các loại thuốc lắc
    • Ngăn chặn không cho ma túy xâm nhập vào nhà trường.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1. (Trang 196 SGK)

Chất dinh dưỡng có vai trò như thế nào đối với cuộc sống con người?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 2. (Trang 196 SGK)

Hóa học có thể là gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 3. (Trang 196 SGK)

Hóa học có vai trò như thế nào trong việc đáp ứng nhu cầu may mặc và bảo vệ sức khỏe con người?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 4. (Trang 196 SGK)

Hãy lấy một thí dụ về chất gây nghiện, ma túy nguy hại cho sức khỏe con người?

=> Xem hướng dẫn giải

Câu 5. (Trang 196 SGK)

Trong danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm. Bộ Y tế quy định có 5 chất ngọt nhân tạo được dùng trong chế biến lương thực, thực phẩm, nhưng có quy định liều lượng sử dụng an toàn. Thí dụ chất Acesulfam K, liều lượng có thể chấp nhận được là 0 – 15 mg/kg trọng lượng cơ thể một ngày. Như vậy, một người nặng 60kg, trong một ngày có thể dùng lượng chất đó tối đa là

A. 12 mg.

C. 10 mg.

B. 1500 mg.

D. 900 mg.

=> Xem hướng dẫn giải

=> Trắc nghiệm hóa học 12 bài 44: Hóa học và vấn đề xã hội


  • 10 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021