Giải bài 6 vật lí 6: Lực Hai lực cân bằng
Dựa theo cấu trúc SGK vật lí lớp 6, KhoaHoc xin chia sẻ với các bạn bài Lực - Hai lực cân bằng. Với kiến thức trọng tâm và các bài tập vận dụng có cách giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn
A - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
- Tác dụng đẩy, kéo của vật này lên vật khác gọi là lực.
- Mỗi lực đều có phương và chiều xác định.
- Nếu chỉ có hai lực tác dụng vào cùng một vật mà vật vẫn đứng yên, thì hai lực đó là hai lực cân bằng.
- Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng phương nhưng ngược chiều, tác dụng vào cùng một vật.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1. (Trang 21 SGK lí 6)
Bố trí thí nghiệm như hình 6.1 (SGK). Nhận xét về tác dụng của lò xo lá tròn khi ta đẩy xe cho nó ép lò xo lại.
Câu 2. (Trang 21 SGK lí 6)
Bố trí thí nghiệm như ở hình 6.2 (SGK). Nhận xét về tác dụng của lò xo lên xe và của xe lên lò xo khi ta kéo xe cho lò xo dãn ra.
Câu 3. (Trang 21 SGK lí 6)
Đưa từ từ một cực của một thanh nam châm lại gần một quả nặng bằng sắt (Hình 6.3 SGK). Nhận xét về tác dụng của nam châm lên quả nặng.
Câu 4. (Trang 22 SGK lí 6)
Dùng từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
"lực đẩy ; lực hút; lực kéo ; lực ép"
a) Lò xo lá tròn bị ép đã tác dụng vào xe lăn một (1)... Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo lá tròn một (2)................. làm cho lò xo bị méo đi.
b) Lò xo bị dãn đã tác dụng lên xe lăn một (3)........Lúc đó tay ta (thông qua xe lăn) đã tác dụng lên lò xo một (4)............ làm cho lò xo bị dãn dài ra.
c) Nam châm đã tác dụng lên quả nặng một (5)...
Câu 5. (Trang 22 SGK lí 6)
Hãy xác định phương và chiều của lực do nam châm tác dụng lên quả nặng trong thí nghiệm ở hình 6.3 (SGK).
Câu 6. (Trang 22 SGK lí 6)
Quan sát hình 6.4 (SGK). Đoán xem: sợi dây sẽ chuyển động như thế nào, nếu đội kéo co bên trái mạnh hơn, yếu hơn và nếu hai đội mạnh ngang nhau ?
Câu 7. (Trang 22 SGK lí 6)
Nêu nhận xét về phương và chiều của hai lực mà hai đội tác dụng vào sợi dây.
Câu 8. (Trang 23 SGK lí 6)
Dùng các từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
"phương ; chiều ; cân bằng; đứng yên"
a) Nếu hai đội kéo co mạnh ngang nhau thì họ sẽ tác dụng lên dây hai lực (1)....... Sợi dây chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì sẽ (2)..........
b) Lực do đội bên phải tác dụng lên dây có phương dọc theo sợi dây, có chiều hướng về bên phải. Lực do đội bên trái tác dụng lên sợi dây có phương dọc theo sợi dây và có (3).... hướng về bên trái.
c) Hai lực cân bằng là hai lực mạnh như nhau, có cùng (4)............. nhưng ngược (5).............., tác dụng vào cùng một vật.
Câu 9. (Trang 23 SGK lí 6)
Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Gió tác dụng vào buồm một ...........
b) Đầu tàu tác dụng vào toa tàu một ......
Câu 10. (Trang 23 SGK lí 6)
Tìm một thí dụ về hai lực cân bằng.
Xem thêm bài viết khác
- Chọn từ thích hợp trong khung điền vào chỗ trống trong các câu sau đây sgk vật lí 6 trang 87
- Giải câu 7 bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) sgk Vật lí 6 trang 79
- Khi băng phiến đã nóng cháy hết thì nhiệt độ cua băng phiến sẽ thay đối như thế nào theo thời gian? Đường biểu diễn từ phút 11 đến phút 15 là đoạn thẳng nằm ngang hay nằm nghiêng? -trang 76 sgk vật lí 6
- Về nhà, hãy làm thử một lực kế, phải nhớ chia độ cho lực kế đó.
- Giải bài 9 vật lí 6: Lực đàn hồi
- Tìm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
- Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo ?
- Tại sao khi trồng chuối hay trồng mía, người ta phải phạt bớt lá ? sgk vật lí 6 trang 82
- Hãy tìm nhưng con số thích hợp để điền vào chỗ trống trong những câu sau:
- Giải vật lí 6: Bài tập 7 trang 84 sgk
- Tại sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh? trang 63 sgk vật lí 6
- Giải vật lí 6 câu 4 trang 32: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây: