Giải bài 9 vật lí 6: Lực đàn hồi
Lực đàn hồi là lực gì, lực đàn hồi có đặc điểm như thế nào ? Để hiểu rõ hơn về điều đó, KhoaHoc xin chia sẻ bài Lực đàn hồi thuộc chương trình SGK lớp 6. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các bạn học tập tốt hơn.
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Biến dạng đàn hồi. Độ biến dạng
- Lò xo là một vật đàn hồi. Sau khi nén hoặc giãn nó một cách vừa phải, nếu buông ra, thì chiều dài của nó lại trở lại bằng chiều dài tự nhiên. Biến dạng của lò xo có đặc tính như trên là biến dạng đàn hồi và lò xo là vật có tính đàn hồi.
- Độ biến dạng của lò xo là hiệu giữa chiều dài sau khi biến dạng và chiều dài tự nhiên của nó: l – l0. (l0 là độ dài tự nhiên, l là chiều dài sau khi biến dạng)
2. Đặc điểm của lực đàn hồi
- Khi lò xo bị nén hoặc kéo dãn, thì nó sẽ tác dụng lực đàn hồi nên các vất tiếp xúc với hai đầu của nó.
- Độ biến dạng của lò xo càng lớn thì lực đàn hồi càng lớn.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Câu 1: Trang 30 - SGK vật lí 6
Tìm từ thích hợp trong ngoặc kép để điền vào chỗ trống của câu sau:
"bằng, tăng lên, dãn ra"
Khi bị quả nặng kéo thì lò xo bị (1)…., Chiều dài của nó (2)…..khi bỏ các quả nặng đi, chiều dài lò xo trở lại (3)…. chiều dài tự nhiên của no. Lò xo có hình dạng ban đầu.
Câu 2: Trang 31 - SGK vật lí 6
Hãy tính độ biến dạng của lò xo khi treo 1,2,3 quả nặng, rồi ghi kết quả vào các ô thích hợp của bảng 9.1 (SGK).
Câu 3: Trang 32 - SGK vật lí 6
Trong thì nghiệm vẽ ở hình 9.2. khi quả nặng đứng yên, thì lực đàn hồi mà lò xo tác dụng vào nó đã cân bằng với lực nào?
Câu 4: Trang 32 - SGK vật lí 6
Chọn câu đúng trong các câu dưới đây:
A. Lực đàn hồi không phụ thuộc vào độ biến dạng.
B. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi giảm.
C. Độ biến dạng tăng thì lực đàn hồi tăng.
Câu 5: Trang 32 - SGK vật lí 6
Dựa vào bảng 9.1, hãy tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống sau :
a) Khi độ biến dạng tăng gấp đôi thì lực đàn hồi (1)….
b) Khi độ biến dạng tăng gấp 3 thì thực đàn hồi (2)…..
Câu 6: Trang 32 - SGK vật lí 6
Hãy trả lời câu hỏi nêu ra ở đầu bài:
Một sợi dây cao su và một lò có có tính chất nào giống nhau?
Xem thêm bài viết khác
- Hãy tìm bốn thí dụ cụ thể để minh họa những sự biến đổi chuyển động.
- Quan sát hình 3.1 và cho biết tên dụng cụ đo, GHĐ và ĐCNN của những dụng cụ đó.
- Ở nhà, nếu không có ca đong thì em có thể dùng những dụng cụ nào để đo thể tích chất lỏng ?
- Hãy trả lời câu hỏi nêu ở đầu bài: "Làm sao biết trong hai người, ai đang giương cung, ai chưa giương cung?"
- Giải câu 5 bài 5: Khối lượng Đo khối lượng
- Tại sao thể tích không khí trong bình lại giảm đi khi ta thôi không áp tay vào bình cầu? trang 63 sgk vật lí 6
- Chọn từ thích hợp trong dấu ngoặc để điền vào chồ trống trong các câu sau :
- Giải câu 4 bài bài 5: Khối lượng Đo khối lượng
- Ở hình 3.3, hãy cho biết cách đặt bình chia độ nào cho phép đo thể tích chất lỏng chính xác ?
- Em đặt thước đo như thế nào ?
- Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì ? Cấu tạo như vậy có tác dụng gì ? trang 69 sgk vật lí 6
- Đáp án câu 3 đề kiểm tra học kỳ 2 (Phần 10) Vật lý 6