Giải câu 3 bài 1: Quy tắc đếm
Câu 3: Trang 46 - sgk đại số và giải tích 11
Các thành phố A, B, C, D được nối với nhau bởi các con đường như hình 26. Hỏi:
a) Có bao nhiêu cách đi từ A đến D mà qua B và C chỉ một lần ?
b) Có bao nhiêu cách đi từ A đến D rồi quay lại A ?
Bài làm:
a) Để đi từ A đến D mà qua B và C chỉ một lần ta phải thực hiện như sau:
- Đi từ A đến B. Có 4 cách để thực hiện.
- Đi từ B đến C. Có 2 cách để thực hiện.
- Đi từ C đến D. Có 3 cách để thực hiện.
Theo quy tắc nhân, suy ra số các cách để đi từ A đến D mà qua B và C chỉ một lần là 4 . 2 . 3 = 24 (cách).
b) Tương tự với hàng động đi từ A đến D, thì đi từ D đến A có 24 cách.
Theo quy tắc nhân ta được số cách đi từ A đến D rồi quay lại A là : 242 = 576 (cách).
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 1 bài 1: Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm
- Giải bài 1: Hàm số lượng giác
- Giải câu 7 bài 2: Phương trình lượng giác cơ bản
- Giải câu 3 bài 1: Phương pháp quy nạp toán học
- Giải câu 3 bài 2: Dãy số
- Toán 11: Đề kiểm tra học kì 2 dạng trắc nghiệm (Đề 6)
- Giải câu 2 bài 3: Một số phương trình lượng giác thường gặp
- Giải câu 3 bài 3: Một số phương trình lượng giác thường gặp
- Giải bài 2: Quy tắc tính đạo hàm
- Giải câu 4 bài 2: Quy tắc tính đạo hàm
- Giải câu 6 bài 3: Nhị thức Niu tơn
- Giải câu 19 bài ôn tập chương 3: Dãy số, cấp số cộng và cấp số nhân