Giải thí nghiệm 2 bài 20: Bài thực hành số 1 - Phản ứng oxi hóa khử
Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dung dịch CuSO4 loãng. Cho vào ống nghiệm một đinh sắt đã được làm sạch bề mặt. Để yên ống nghiệm khoảng 10 phút.
- Quan sát hiện tưởng xảy ra.
- Giải thích hiện tượng. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò của từng chất trong phản ứng.
Bài làm:
Thí nghiệm 2: Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối
Dụng cụ, hóa chất:
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, giấy rap…
- Hóa chất: dung dịch CuSO4 loãng, đinh sắt.
Cách tiến hành:
- Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng.
- Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.
- Để yên 10 phút, quan sát hiện tượng.
Hiện tượng – giải thích:
- Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của CuSO4 bị mất đi
- Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.
- Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Vai trò các chất:
Fe là chất khử,
CuSO4 là chất oxi hóa.
Xem thêm bài viết khác
- Giải câu 7 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn
- Giải câu 7 bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học
- Giải câu 12 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử
- Giải bài 14 hóa học 10: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
- Câu 7: Cần bao nhiêu gam KMnO4 vào bao nhiêu mililit dung dịch axit clohidric 1M để điều chế đủ khí clo tác dụng với sắt
- Giải thí nghiệm 3 bài 27: Bài thực hành số 2: Tính chất hóa học của khí clo và hợp chất của clo
- Giải thí nghiệm 2 bài 37: Bài thực hành số 6: Tốc độ phản ứng hóa học
- Giải câu 5 bài 14: Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
- Giải câu 7 bài 23: Hidro clorua Axit clohidric và muối clorua
- Giải câu 3 bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
- Giải câu 4 bài 19: Luyện tập Phản ứng oxi hóa khử
- Giải câu 1 bài 9: Sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn