Soạn VNEN GDCD 6 bài 2: Tự chăm sóc sức khỏe
Soạn VNEN GDCD 6 bài 2: Tự chăm sóc sức khỏe - Sách VNEN GDCD lớp 6 trang 12. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
1. Chơi trò chơi “vật tay”.
2. Chia sẻ và lắng nghe
Hãy chia sẻ cảm nhận khi là người thắng/ người thua. Nêu những nguyên nhân dẫn đến thắng bạn/ thua bạn trong trò chơi.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về sức khỏe và ý nghĩa của sức khỏe
a. Quan sát hình ảnh và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
- Hãy mô tả các hoạt động diễn ra trong từng bức ảnh
- Các hoạt động đó có tác dụng như thế nào đối với con người nói chung và đối với Bác Hồ nói riêng?
b. Em hãy nêu các biểu hiện của sức khỏe:
Biểu hiện | |
Thể chất | |
Tinh thần |
c. Sức khỏe có cần cho mỗi người không? Vì sao
Kể ít nhất 5 việc làm/ hoạt động chứng tỏ có sức khỏe thì mới hoàn thành tốt các việc làm/ hoạt động đó.
2. Tìm hiểu sự cần thiết phải tự chăm sóc sức khỏe
a. Đọc truyện và trả lời câu hỏi: Cậu bé “tốc độ” Toàn Minh Thành
Câu hỏi:
Bí quyết mang đến thành công của Toàn Minh Thành là gì? Em học được gì từ bạn Toàn Minh Thành?
b. Suy ngẫm về những ý kiến sau:
- Ý kiến của Nam: Tự chăm sóc sức khỏe giúp mình có cơ thể khỏe mạnh, cân đối, sức chịu đựng dẻo dai, nhờ có việc học tập, lao động của minh rất tốt, lúc nào mình cũng cảm thấy tinh thần sảng khoái, vui vẻ, lạc quan.
- Ý kiến của Bình: Mình chẳng biết chơi môn thể thao nào, tập thể dục với mình là một cực hình. Mình thích gì thì ăn đấy, ăn càng nhiều càng tốt, thế mà mình có sao đâu, vẫn khỏe mạnh chẳng kém ai. Theo mình, sức khỏe là Trời cho vì vậy không cần phải chăm sóc.
c. Thảo luận: Nếu không biết tự rèn luyện và chăm sóc sức khỏe thường xuyên sẽ dẫn đến hậu quả gì? Nêu ví dụ thực tế minh họa.
3. Tìm hiểu các cách tự chăm sóc sức khỏe
a. Hãy chỉ ra những cách tự chăm sóc sức khỏe từ thông tin sau (trang 15 sgk)
b. Thảo luận và hoàn thành bảng sau:
Những việc làm có lợi cho sức khỏe | Giải thích lí do |
- Tập thể dục thể thao - Ăn uống điều độ ………………………………… | ………………………… ………………………… ………………………… |
Những việc làm có hại cho sức khỏe | Giải thích lí do |
- Hút thuốc lá - Uống rượu ………………….. | ……………………….. ……………………….. ……………………….. |
c. Cùng chia sẻ
- Em đã làm gì để có thể vượt qua trạng thái lo lắng, buồn bực, cáu giận? Hãy chia sẻ các cách đó với bạn của em?
- Hằng ngày em đã tự chăm sóc sức khỏe của mình như thế nào? Hãy chia sẻ với bạn
C. Hoạt động luyện tập
1. Quan sát, thảo luận và nhận xét về những hoạt động, việc làm trong mỗi ảnh dưới đây:
(ảnh trang 16, 17 sgk)
2. Xử lí tình huống
Tình huống 1:
Đá cầu là một thể thao mà Tuấn rất yêu thích. Chiều nào cũng vậy, sau khi ra sân và làm vài trận cầu, người còn nhễ nhại mô hôi. Tuấn đã chạy luôn vào phòng tắm và dội nước lạnh ào ào lên người.
- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tuấn?
- Nếu em là bạn của Tuấn, em sẽ khuyên Tuấn như thế nào?
Tình huống 2:
Là học sinh lớp 6, Hoa có chiều cao 1,32m và cân nặng 61kg. Hoa luôn tự hào mình là người khỏe nhất. Thực đơn trong các bữa ăn của Hoa chủ yếu là thịt, trứng, bánh ngọt, bơ, sữa và nước ngọt.
- Em hãy tư vấn cho bạn Hoa biện pháp để tăng chiều cao và giảm cân nặng.
Tình huống 3:
Để chứng tỏ người lớn, Hùng và Hải rủ nhau hút thuốc lá. Nếu chứng kiến việc đó, em sẽ khuyên bạn như thế nào?
Tình huống 4:
- Lớp em có bạn Tâm thấp bé, nhẹ cân nhất lớp. Bạn rất hay bị ốm khi thời tiết thay đổi. Lúc nào Tâm cũng buồn phiền về tình trạng sức khỏe của mình.
- Nhóm hãy tư vấn giúp Tâm cách tự chăm sóc sức khỏe để nâng cao thể lực, chiều cao, cân nặng.
D. Hoạt động vận dụng
1. Điều chỉnh chế độ ăn
Nhìn vào tháp Cân đối dinh dưỡng, hãy đánh giá lại chế độ ăn uống của bản thân bằng cách điền vào bảng ở trang sau:
Nhiều | Vừa | Ít | |
Muối | |||
Đường | |||
Dầu mỡ | |||
Thịt và đậu | |||
Hoa quả | |||
Rau | |||
Tinh bột |
2. Lập kế hoạch luyện tập thể dục thể thao hằng ngày
Xây dựng kế hoạch theo các yêu cầu sau:
- Mục đích
- Những bài tập luyện
- Thời gian thực hiện hằng ngày
- Tìm kiếm nguồn hỗ trợ cho kế hoạch của mình (có thể từ ông bà, cha mẹ, người thân …. )
- Đánh giá kết quả sau một tháng luyện tập và chia sẻ với bố mẹ, bạn bè, thầy cô.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
- Em hãy sưu tầm những thông tin/ bài viết/ truyện kể về việc tự chăm sóc sức khỏe và chia sẻ với bạn trong nhóm, trong lớp.
- Qua việc sưu tầm đó, em học được những gì?
Xem thêm bài viết khác
- Qua hình ảnh và thông tin trên, theo em có những nguyên nhân nào gây ra tai nạn giao thông và nguyên nhân nào là phổ biến?
- Vì sao ông Giang lại nói rằng ông thấy đau nhói ở tim? Hành vi giao tiếp, ứng xử của những thanh niên trẻ đi xe máy trong truyện đã tác động như thế nào đến ông Giang và những người dân xung quanh?
- Hãy tìm hiểu các tín hiệu biển báo giao thông khác mà em chưa được học trên lớp, sau đó chia sẻ điều này với các bạn.
- Lạc đã thực hiện những quyền gì của mình? Quyền này được thể hiện qua các chi tiết nào trong câu chuyện trên?
- Em hãy suy ngẫm về hành vi giao tiếp của bản thân. Xem hành vi nào em muốn thay đổi và sắp xếp chúng theo đúng thứ tự từ dễ đến khó. Sau đó lập kế hoạch thay đổi bản thân. Nhớ ghi lại kết quả và cảm xúc của mình khi thay đổi.
- Em có nhận xét gì về việc làm của bạn Tuấn? Nếu em là bạn của Tuấn, em sẽ khuyên Tuấn như thế nào?
- Em đã làm gì để có thể vượt qua trạng thái lo lắng, buồn bực, cáu giận? Hãy chia sẻ các cách đó với bạn của em?
- Cột bên trái là hành vi thực hiện đúng hoặc vi phạm quyền của công dân. Em hãy xác định tên các quyền tương ứng với mỗi hành vi vào bảng mẫu sau:
- Em hãy viết một bức thư cho một người có thẩm quyền (nhà chức trách, thầy cô giáo...) về trường hợp vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em...
- Nam đã thực hiện đúng bổn phận của mình chưa? Tại sao? Hãy minh họa bằng những chi tiết trong tình huống?
- Tình huống 1: Trên đường đạp xe từ trường về nhà, Tiến sơ ý đâm phải xe đạp của một bạn đi đằng trước khiến cả hai bạn cùng ngã. Bạn đó rất tức giận và mắng Tiến thậm tệ.... Tiến nên xử lí như thế nào?
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Công dân là gì? Căn cứ nào để xác định công dân của một nước?