Soạn VNEN GDCD 6 bài 5: Giao tiếp có văn hóa

  • 1 Đánh giá

Soạn VNEN GDCD 6 bài 5: Giao tiếp có văn hóa - Sách VNEN GDCD lớp 6 trang 39. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

A. Hoạt động khởi động

Hát tập thể

a.Cách tiến hành

Học sinh cả lớp cùng hát bài Chim vành khuyên (sáng tác: nhạc sĩ Hoàng Vân) vừa hát vừa thực hiện động tác chào theo lời bài hát

b. Thảo luận:

Em có thể rút ra điều gì từ bài hát trên?

=> Xem hướng dẫn giải

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Tìm hiểu về giao tiếp có văn hóa

  • Vì sao người ta lại chào hỏi nhau mỗi khi gặp gỡ?
  • Cách chào hỏi trong mỗi tình huống có giống nhau không?
  • Qua trò chơi vừa rồi, em thấy cách chào hỏi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Tìm hiểu các biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa

a. Em hãy xác định những biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa bằng cách khoanh tròn vào chữ số trước các ý đúng:

1. Nói năng lịch sự, tế nhị

2. Nói tục, chửi bậy, dùng từ lóng

3. Giọng nói vừa đủ nghe, không nói quá to hoặc quá nhỏ

4. Cách nói giản dị, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng giao tiếp

5. Chăm chú lắng nghe khi người khác nói

6. Ngắt lời người khác mà không xin lỗi trước

7. Không nhìn vào đối tượng khi nói chuyện với họ.

8. Luôn chú ý tìm ra những điểm hay, điểm tốt của người khác để khen ngợi và học hỏi.

9. Mỉa mai, chê bai, hạ thấp, chỉ trích nặng nề đối tượng giao tiếp

10. Tự hào, nói về mình quá nhiều

11. Tôn trọng đối tượng giao tiếp và nhu cầu của họ

12. Biết đặt mình vào địa vị của người khác để hiểu và cảm thông với họ

13. Tỏ vẻ ta đây, tỏ vẻ biết điều

14. Dùng những từ không hay để nói về người khác

15. Chân thành, cầu thị khi giao tiếp

16. Luôn nhã nhặn, mỉm cười khi giao tiếp

17. Gây gổ, sử dụng vũ lực với người khác

18. Chào hỏi khi gặp gỡ

19. Biết cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ việc gì, dù nhỏ.

20. Biết lỗi khi làm phiền người khác

21. Ăn mặc lòe loẹt, cười đùa vui vẻ trong đám hiếu.

22. Tỏ ý sốt ruột khi người khác đang nói với mình

23. Quan tâm hỏi han, chia sẻ niềm vui, nỗi buồn với người khác

24. Các cử chỉ như: ngáp dài, gãi, vân vê gấu áo, cắn móng tay, xì mũi, khạc nhổ….khi giao tiếp

=> Xem hướng dẫn giải

b. Thảo luận:

Hành vi giao tiếp có văn hóa được dựa trên những phẩm chất nào?

1. Tự trọng 2. Tôn trọng người khác

3. Khiêm tốn 4. Giản dị

5. Trung thực 6. Tiết kiệm

7. Dũng cảm 8. Vượt khó khăn

9. Nhân ái 10. Khoan dung

=> Xem hướng dẫn giải

3. Tìm hiểu ý nghĩa của hành vi giao tiếp có văn hóa

a. Hãy nhớ lại và chia sẻ với bạn bè về một hành vi giao tiếp có văn hóa mà em đã thể hiện đối với một người nào đó:

  • Em đã cư xử như thế nào?
  • Họ đã biểu lộ thái độ như thế nào khi nhận được hành vi giao tiếp có văn hóa đó của em?
  • Cảm xúc của em như thế nào sau khi thực hiện hành vi đó?

=> Xem hướng dẫn giải

b. Đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:

  • Vì sao ông Giang lại nói rằng ông thấy đau nhói ở tim?
  • Hành vi giao tiếp, ứng xử của những thanh niên trẻ đi xe máy trong truyện đã tác động như thế nào đến ông Giang và những người dân xung quanh?

=> Xem hướng dẫn giải

c. Thảo luận:

Hành vi giao tiếp có văn hóa có ý nghĩa như thế nào trong đời sống?

=> Xem hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

1. Liên hệ thực tế

  • Em có nhận xét gì về hành vi giao tiếp của các bạn học sinh trong lớp, trong trường, ở địa phương mình hiện nay?
  • Chúng ta cần có thái độ như thế nào khi chứng kiến các hành vi đó?

=> Xem hướng dẫn giải

2. Lựa chọn cách xử lí tình huống

Em sẽ hành động như thế nào trong mỗi tình huống sau đây để thể hiện la một người giao tiếp có văn hóa? (Khoanh tròn vào chữ cái trước hành động em chọn):

Tình huống 1: Một người bạn cũ đến nhà em chơi. Hai bạn ngồi nói chuyện, hàn huyên rất vui vẻ. Người bạn cũ vẫn say sưa ôn lại kỉ niệm cũ thì đến giờ em phải đi có việc quan trọng.

Em sẽ:

A. Nói với bạn là mình cần phải đi có việc

B. Xin lỗi bạn không thể tiếp tục trò chuyện mặc dù rất tiếc và giải thích lí do

C. Tỏ ý sốt ruột, chốc chốc lại nhìn đồng hồ

D. Bỏ đi mà không giải thích lí do

Tình huống 2: Giờ ra chơi, em đang ngồi tranh thủ làm bài tập thì có hai bạn trong lớp mải chơi đùa nhau, khiến một bạn bị ngã và xô mạnh vào người em, làm rơi cả sách vở của em xuống đất?

Em sẽ:

A. Tức giận, mắng cho hai bạn một trận

B. Tức giận, đẩy mạnh bạn ra hoặc sử dụng vũ lực để cảnh cáo

C. Nhẹ nhàng trách bạn phải cẩn thận

D. Im lặng cho qua

Tình huống 3: Trong giờ sinh hoạt lớp, bạn chủ tịch hội đồng tự quản đang nhận xét một điều không đúng về em

Em sẽ:

A. Đứng lên, phản ứng lại

B. Tự ái, bỏ ra ngoài

C. Đợi bạn nói hết rồi mình đưa ra ý kiến

D. Quay sang phân bua với các bạn của nhóm bên cạnh

=> Xem hướng dẫn giải

3. Đóng vai

a. Mỗi nhóm hãy dựa vào một trong các tình huống sau, xây dựng thành kịch bản cụ thể có nhân vật, có lời thoại và cách giao tiếp, ứng xử

  • Tình huống 1: Trên đường đạp xe từ trường về nhà, Tiến sơ ý đâm phải xe đạp của một bạn đi đằng trước khiến cả hai bạn cùng ngã. Bạn đó rất tức giận và mắng Tiến thậm tệ.... Tiến nên xử lí như thế nào?
  • Tình huống 2: Sau giờ ra chơi, Hoa trở vào lớp và phát hiện cuốn nhật kí của mình để trong cặp đang bị mấy bạn ngồi cạnh lấy ra đọc trộm và cười thích thú khiến Hoa rất tức giận...

Nếu em là Hoa, em sẽ ứng xử như thế nào trong tình huống đó?

=> Xem hướng dẫn giải

4. Trải nghiệm và chia sẻ

Trong cuộc sống hằng ngày, em đã bao giờ gặp những tình huống tương tự như trong các tiểu phẩm ở phần trên chưa? Khi đó em đã giao tiếp, ứng xử ra sao? Bây giờ, nếu gặp lại tình huống như vậy, em sẽ thay đổi, điều chỉnh lại cách ứng xử của mình như thế nào?

=> Xem hướng dẫn giải

D. Hoạt động vận dụng

1. Xây dựng kế hoạch thay đổi bản thân

Em hãy suy ngẫm về hành vi giao tiếp của bản thân. Xem hành vi nào em muốn thay đổi và sắp xếp chúng theo đúng thứ tự từ dễ đến khó. Sau đó lập kế hoạch thay đổi bản thân. Nhớ ghi lại kết quả và cảm xúc của mình khi thay đổi.

=> Xem hướng dẫn giải

2. Cùng chia sẻ

3. Viết thông điệp

Em hãy viết một thông điệp ngắn để kêu gọi, nhắc nhở bạn bè và mọi người hãy giao tiếp có văn hóa với nhau.

=> Xem hướng dẫn giải

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Những câu giao tiếp có văn hóa

Hãy viết các dạng câu hỏi cụ thể để thể hiện hành vi giao tiếp có văn hóa trong các tình huống giao tiếp với các đối tượng khác nhau:

Tình huống

Hành vi ứng xử văn hóa

Chào hỏi khi gặp gỡ

Cháu chào bác, bác có khỏe không ạ?

Cháu chào cô, cô đi đâu đấy ạ?

Chào cậu, cậu có gì mà trông vui thế?

Xin chào, bạn dạo này có gì mới không?

Chào tạm biệt khi chia tay

Khen ngợi và học hỏi những điểm tích cực của người khác

Thể hiện sự biết ơn khi được quan tâm hoặc giúp đỡ

Khi có lỗi hoặc khi phải làm phiền người khác

Khi cần sự giúp đỡ của người khác

Khi muốn ngắt lời của người khác

Thể hiện sự không hài lòng về người khác

Thể hiện sự không đồng ý với quan điểm của người khác

=> Xem hướng dẫn giải

2. Sưu tầm

a. Mỗi nhóm hãy sưu tầm, tìm hiểu và viết một bài khoảng 2-3 trang về thực trạng hành vi giao tiếp của học sinh trung học cơ sở hiện nay

b. Sưu tầm một số quy tắc giao tiếp có văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới.

=> Xem hướng dẫn giải


  • 14 lượt xem
Cập nhật: 07/09/2021

Xem thêm bài viết khác

Xem thêm GDCD VNEN 6