Mỗi nhóm hãy sưu tầm, tìm hiểu và viết một bài khoảng 2-3 trang về thực trạng hành vi giao tiếp của học sinh trung học cơ sở hiện nay
2. Sưu tầm
a. Mỗi nhóm hãy sưu tầm, tìm hiểu và viết một bài khoảng 2-3 trang về thực trạng hành vi giao tiếp của học sinh trung học cơ sở hiện nay
b. Sưu tầm một số quy tắc giao tiếp có văn hóa của các dân tộc ở Việt Nam và trên thế giới.
Bài làm:
Tiên học lễ, hậu học văn’’ là bài học đầu khi bước chân vào lớp một. Nhưng lớn lên, rất nhiều học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè, người lớn tuổi ngay trong môi trường giáo dục. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của nhà trường mà toàn xã hội phải quan tâm.
Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô. Có thể thấy ứng xử thiếu văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .
Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi ứng xử thiếu văn hóa của các cô cậu được xem là nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp hiệu quả để giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường học. Ai cũng biết rằng lứa tuổi học trò không ai là chưa từng sai phạm lỗi lầm. Không ai dám tự nhận mình là hoàn hảo. Nhưng các bạn học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường chúng ta khó tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường, tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội. Gần đây, dư luận bàng hoàng với các video đăng rầm rộ trên mạng xã hội các vụ đánh nhau của học sinh mà điều đặc biệt là những “diễn viên” trong các clip trên đều là học sinh nữ . Các bạn học sinh nam nữ hiện đại có lẽ đang xem nhẹ việc bạo lực học đường . Cứ ngỡ cách ứng xử thiếu văn hóa của các bạn học sinh chỉ dừng lại ở đó, nhưng không - ngoài chửi thề, nói bậy, cãi vã thì còn có bạn cãi lại thầy cô. Thầy cô là người chúng ta phải mang ơn thật nhiều nhưng có lẽ một số bạn học sinh đã không nhận ra điều đó. Chỉ ở việc nhỏ nhặt nhất là cúi chào thầy cô thôi mà cũng thật khó khăn. Một số bạn xem việc chào thầy cô thật vất vả. Khi thầy cô quan tâm khuyên nhủ thì lòng “ tự ái” đã lấn át tất cả mọi thứ và họ cãi lại thầy cô. Một cách ứng xử khác là việc sai phạm nội quy trường lớp ở một số học sinh nữ trong việc tô son đánh phấn và các bạn nam có các kiểu tóc phản cảm...
Nếu như cứ than trách về cách ứng xử của học sinh, thì có lẽ chúng ta cũng nên nhìn xem điều gì đã khiến các bạn ấy như vậy ? Điều gì đã khiến các bạn ấy trở thành một bộ phận học sinh của nhà trường thiếu văn hóa trong cách ứng xử? Đầu tiên có lẽ là sự giáo dục từ gia đình. Vì nhiều lí do khác nhau mà cha mẹ các bạn học sinh không thể quán xuyến được con em mình, không trang bị cho con em kĩ năng sống. Có thể tổ ấm gia đình tan vỡ, cha mẹ không gương mẫu, nuôi dạy con cái không đúng cách là một trong những lí do cốt lõi đưa đầy các bạn học sinh đến tình trạng phạm tội, sống ngoài vòng pháp luật và tạo thêm sức ép cho xã hội . Bên cạnh đó, trên các trang mạng xã hội có trò chơi trực tuyến gây ảnh hưởng không ít đối với các bạn học sinh. Một số bạn thường xuyên chơi game online – loại hình giải trí đông người tham gia - dẫn đến việc nghiệm game rồi trở thành “con nghiện” và quên cuộc sống thực của mình, sa đà vào cuộc sống ảo giác và thực hiện những hành vi bạo lực, những hành vi vi phạm pháp luật . Cách ứng xử thiếu văn hóa lại càng rõ hơn khi các bạn học sinh thích thể hiện cá tính của mình không kiểm soát được hành vi và rất dễ bị kích động . Tất cả những cách ứng xử trên không tốt đối với học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường .
Chúng ta cần phải nhìn nhận và thay đổi lại bản thân, phân biệt được điều đúng, sai và học theo những việc làm tốt. Cần có sự chung tay góp sức của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Gia đình cần quan tâm con em mình nhiều hơn nữa. Trường học chú trọng nâng cao văn hóa ứng xử của học sinh. Cần có nhiều bài học về đạo đức và cách ứng xử của học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Bên cạnh đó cần đặt ra những hình phạt nghiêm khắc cho các học sinh vi phạm.
Dân gian thường nói “có tiền mua tiên cũng được”. Tiền có lẽ giúp chúng ta được nhiều việc, tiền có lẽ mua được nhiều thứ quý giá nhưng lại không bao giờ mua được nhân cách của một con người. Cho dù có tài giỏi thế nào mà không có nhân cách thì cũng là người không tốt. Cái quan trọng nhất của một con người cớ sao ta không gìn giữ, cớ sao ta lại làm cho nó xuống cấp? Nhìn qua cách ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh trong nhà trường, em cảm thấy mình cần rèn kỹ năng sống và hoàn thiện bản thân hơn. Bên cạnh đó, tất cả học sinh cần có ý thức hơn trong việc giữ gìn lối sống văn hóa, để tạo một mội trường học tập lành mạnh, thân thiện.
Một số quy tắc giao tiếp văn hóa của nước Nhật:
- Tất cả mọi người đều đứng bên trái (riêng ở Osaka thì đứng bên phải)
- Luôn phải xếp hàng để lên tàu xe
- Cúi đầu để chào hỏi người khác thay vì bắt tay, ôm hôn
- Không nói to, cười đùa, bật nhạc ầm ĩ.
- Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau.
- Khi lên tàu, xe bus thì chờ cho những người xuống tàu/xe ra hết rồi mới lên.
- khi ăn cơm nên cầm bát cơm trên tay chứ đừng đặt trên bàn rồi cúi đầu xuống ăn
- Khi ngồi trong bàn ăn, không nên tự rót nước/rượu cho bản thân mà hãy rót cho người bên cạnh.
- Luôn luôn ăn tất ca những gì được dọn mời
- Ở Nhật, phụ nữ thường ăn mặc kín đáo, hầu như không mặc hở ngực hoặc lưng.
- Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình.
- Không dùng ngón tay chỉ vào người khác.
- Ngoài người yêu, vợ, chồng, con ra, không nên động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận giữ, cãi cọ.
Xem thêm bài viết khác
- Hãy nêu những biểu hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt và những biểu hiện quyền trẻ em bị vi phạm mà em biết theo bảng mẫu:
- Học sinh cả lớp cùng hát bài Chim vành khuyên (sáng tác: nhạc sĩ Hoàng Vân) vừa hát vừa thực hiện động tác chào theo lời bài hát. Em có thể rút ra điều gì từ bài hát?
- Nam đã thực hiện đúng bổn phận của mình chưa? Tại sao? Hãy minh họa bằng những chi tiết trong tình huống?
- Lê-na có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao? Hoa, Minh, Trung, Tuấn đều nói các bạn ấy là công dân Việt Nam. Theo em, các bạn ấy nói có đúng không? Vì sao?
- Em hãy đọc các trường hợp được mô tả trong cột bên trái và trả lời ở cột bên phải
- Để góp phần bảo vệ hòa bình cho thế giới, để chiến tranh không còn xảy ra, để các em nhỏ không phải mất cha mẹ, không phải sống lang thang, đói khát, thất học... chúng ta cần làm gì?
- Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận, nêu những bổn phận, nghĩa vụ của trẻ em và điền vào bảng mẫu sau:
- Soạn VNEN GDCD 6 bài 3: Sống cần kiệm
- Em cùng các bạn trong nhóm thảo luận và nêu ví dụ về các hành vi bảo vệ và hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe...
- Chỉ ra các lỗi vi phạm của những người tham gia giao thông trong các bức ảnh dưới đây? Hãy viết một đoạn văn khoảng 600 chữ thể hiện thái độ của mình đối với các hiện tượng này
- Theo em, để rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập và lối sống cần kiệm như thông tin vừa đọc ở trên, em sẽ gặp những khó khăn gì? Hãy chia sẻ với bạn để nhận thêm sự hỗ trợ và quyết tâm rèn luyện những đức tính này.
- Các nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện một hoạt động vì cuộc sống hòa bình