Soạn VNEN GDCD 6 bài 3: Sống cần kiệm
Soạn VNEN GDCD 6 bài 3: Sống cần kiệm - Sách VNEN GDCD lớp 6 trang 20. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
“Khám phá” ô chữ và trả lời câu hỏi
a. Cách chơi
Ghép các chữ cái đứng liền nhau trong ma trận để tạo thành các từ chỉ phẩm chất cần có của con người.
b. Trả lời câu hỏi:
Theo em, trong những từ chỉ phẩm chất của con người vừa tìm được, từ nào chỉ lối sống cần kiệm?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
I. Sống cần kiệm và ý nghĩa của sống cần kiệm
1. Tìm hiểu về sống cần kiệm
a. Hãy cho biết suy nghĩ của em về ý kiến sau: Siêng năng, kiên trì là đức tính tốt đẹp của mỗi người, được biểu hiện ở sự cần cù, chịu khó, tự giác làm việc và quyết tâm làm đến cùng dù gặp khó khăn, gian khổ.
b. Đọc truyện và trả lời câu hỏi: Kiến và ve sầu
- Vì sao Kiến vẫn đủ thức ăn để vượt qua mùa đông giá lạnh, còn Ve Sầu héo dần đi vì đói và rét?
- Hãy gạch chân những từ/ cụm từ chỉ những đức tính tốt đẹp của Kiến
- Hãy gạch chân những từ/ cụm từ chỉ sự lười biếng của Ve Sầu khiến chính nó phải chịu đói rét trong mùa đông.
- Những đức tính tốt đẹp của Kiến có phải là biểu hiện của lối sống cần kiệm không? Theo em, thế nào là sống cần kiệm?
2. Tìm hiểu tấm gương sống cần kiệm của Bác Hồ
Phân vai đọc hội thoại và trả lời câu hỏi:
- Tìm những từ/ cụm từ/ đoạn văn mô tả lối sống cần cù trong học tập và lao động của Bác Hồ
- Vì sao bạn Hải lại nói Bác là người sống rất tiết kiệm?
- Bác Hồ đã căn dặn chúng ta phải tiết kiệm những gì?
- Kể tên những đức tính của Bác Hồ mà em nhận thấy được qua đoạn hội thoại
3. Tìm hiểu ý nghĩa của sống cần kiệm
a. Nêu ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì và tiết kiệm qua câu chuyện Kiến và Ve Sầu
b. Qua đoạn hội thoại ở trên, em thấy việc học tập chăm chỉ, cần cù và lối sống tiết kiệm của Bác Hồ đã đem đến cho Bác thành công gì?
II. Những việc cần làm để có lối sống cần kiệm
1. Phân biệt lối sống cần kiệm với lối sống lười biếng, không tiết kiệm
a. Lựa chọn các từ đã cho và viết vào cột tương ứng:
(siêng năng, lãng phí, chăm chỉ, mải chơi, có kế hoạch, phí phạm, nỗ lực, chịu khó, miệt mài, chừng mực, xa hoa, sử dụng hợp lí, lười biếng, giản dị).
Cần cù | Tiết kiệm | ||
Gần nghĩa | Trái nghĩa | Gần nghĩa | Trái nghĩa |
- Đặt câu với các từ đã cho và viết các câu đó vào giấy
- Chỉ ra sự khác nhau giữa tiết kiệm và hà tiện, keo kiệt
b. Thảo luận và hoàn thành bảng:
Em hãy nêu những biểu hiện và ý nghĩa của lối sống cần kiệm trong học tập, lao động, trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động xã hội khác.
Biểu hiện | Ý nghĩa | |
Học tập | ||
Lao động | ||
Sinh hoạt | ||
Các hoạt động khác |
Em hãy nêu những biểu hiện và hệ quả của lối sống không cần kiệm trong học tập, lao động, trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động xã hội khác.
Biểu hiện | Hệ quả | |
Học tập | ||
Lao động | ||
Sinh hoạt | ||
Các hoạt động khác |
3. Rèn luyện lối sống cần kiệm
a. Đọc những thông tin sau:
b. Trả lời câu hỏi
- Theo em, để rèn luyện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập và lối sống cần kiệm như thông tin vừa đọc ở trên, em sẽ gặp những khó khăn gì? Hãy chia sẻ với bạn để nhận thêm sự hỗ trợ và quyết tâm rèn luyện những đức tính này.
- Vì sao mỗi công dân phải tiết kiệm điện, nước sạch, thời gian, sức lực và tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày?
- Lối sống cần kiệm của mỗi cá nhân ảnh hưởng đến sự thay đổi của gia đình, cộng đồng và xã hội như thế nào?
C. Hoạt động luyện tập
1. Nêu ý nghĩa của những câu nói, câu ca dao, tục ngữ
Nội dung | Ý nghĩa |
1. Nước chảy đá mòn | |
2. Kiến tha lâu cũng đầy tổ | |
3. Năng nhặt chặt bị | |
4. Tay làm hàm nhai Tay quai miệng trễ | |
5. Dao siêng mài thì sắc | |
6. Siêng học tập thì mau biết Siêng nghĩ ngợi thì hay có sáng kiến Siêng làm thì nhất định thành công | |
7. Người siêng năng thì mau tiến bộ Cả nhà siêng năng thì chắc ấm no Cả làng siêng năng thì làng phồn thịnh Cả nước siêng năng thì nước mạnh |
2. Xử lí tình huống
Tình huống 1:
Chiều nay lớp em có buổi lao động ở trường nhưng trời rất lạnh, lại có mưa nhỏ. Một bạn trong lớp rủ em giả vờ ốm khỏi phải đi lao động.
- Em nên ứng xử như thế nào trong tình huống đó?
Tình huống 2:
Sau giờ thể dục, các bạn lớp 6A tranh nhau rửa tay chân ở vòi nước trong sân trường. Các bạn xả nước tràn ra lênh láng khắp sân. Thấy vậy, Hà phê bình và khóa vòi nước lại. Các bạn lớp 6A liền chế nhạo Hà là đồ keo kiệt, thích “lên mặt dạy người”.
- Em sẽ làm gì khi chứng kiến việc làm của Hà và các bạn lớp 6A.
3. Học tập tấm gương sống cần kiện
a. Kể 3 tấm gương tiêu biểu về sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày mà em biết từ cuộc sống xung quanh của em hoặc từ các phương tiện thông tin, sách báo.
b. Hãy chỉ ra kết quả của việc học tập và lao động siêng năng, kiên trì đó
4. Vẽ “cây giá trị”
Em hãy dùng các màu sắc phù hợp trong hộp bút màu để vẽ “cây giá trị”
- Phần rễ: Những đức tính của lối sống cần kiệm mà em đã có hoặc mong muốn nhưng chưa có
- Phần cành: Những việc em đã làm được hoặc mong muốn nhưng chưa làm được để sống cần kiệm
- Phần hoa, lá, quả: Những kết quả em đạt được do sống cần kiệm.
D. Hoạt động vận dụng
1. Xây dựng chương trình hành động “sống cần kiệm”
a. Lập kế hoạch cá nhân
- Hãy xây dựng thời gian biểu một tuần hoạt động của em trong đó thể hiện được em là người siêng năng, kiên trì (Em có thể tự đưa ra một mẫu thiết kế kế hoạch của mình).
b. Thực hiện theo kế hoạch đã lập:
- Nêu những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện
- Chia sẻ với thầy cô, cha mẹ, bạn bè để tìm cách khắc phục những khó khăn đó.
2. Thực hành tiết kiệm
Hãy viết những hành động tiết kiệm của em trong từng tuần theo các nội dung dưới đây. Sau đó, em hãy chia sẻ với bạn và thầy/cô giáo những việc em làm được.
- Tiết kiệm điện
- Tiết kiệm nguồn nước sạch
- Tiết kiệm năng lượng
- Tiết kiệm thực phẩm
- Tiết kiệm trong chi tiêu hằng ngày
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
2. Viết bài luận
Em hãy trình bày một bài luận ngắn trình bày suy nghĩ của mình về câu nói của Các Mác: Mọi tiết kiệm, suy cho cùng là tiết kiệm thời gian”
Xem thêm bài viết khác
- Học sinh cần làm gì trước thực trạng mất trật tự, an toàn giao thông hiện nay? Các em hãy xây dựng kế hoạch hành động góp phần đảm bảo trật tự, an toàn giao thông
- Em hãy viết một bức thư cho một người có thẩm quyền (nhà chức trách, thầy cô giáo...) về trường hợp vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em...
- Vẽ tranh triển lãm về chủ đề: "Bảo vệ quyền trẻ em".
- Hãy thảo luận với các bạn, lựa chọn và ghi các biện pháp đã cho vào ô phù hợp trong bảng dưới đây và bổ sung thêm...
- Hành vi giao tiếp có văn hóa được dựa trên những phẩm chất nào?
- Vì sao người ta lại chào hỏi nhau mỗi khi gặp gỡ? Cách chào hỏi trong mỗi tình huống có giống nhau không?
- Sau đây là một số quy định của pháp luật đối với người đi bộ. Em hãy đọc và quan sát bức ảnh ở dưới. Theo quy định này, những vị trí nào trong bức ảnh là dành cho người đi bộ hoặc người đi bộ có thể đi?
- Hãy nêu một số biểu hiện cụ thể của cuộc sống hòa bình? Đối lập với cuộc sống hòa bình là gì?
- Tại sao mỗi chúng ta cần tuân thủ quy định về trật tự, an toàn giao thông?
- Dưới đây là 4 bức ảnh, hãy cho biết trẻ em trong những bức ảnh này đang được hưởng quyền gì của mình. Tại sao?
- Em cùng các bạn trong nhóm thảo luận và nêu ví dụ về các hành vi bảo vệ và hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe...
- Đọc thông tin dưới đây và trả lời câu hỏi: Công dân là gì? Căn cứ nào để xác định công dân của một nước?