Soạn VNEN GDCD 6 bài 8: Quyền trẻ em
Soạn VNEN GDCD 6 bài 8: Quyền trẻ em - Sách VNEN GDCD lớp 6 trang 68. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Tìm hiểu ý nghĩa của lời ca và cảm nhận giai điệu bài hát
a. Học sinh cả lớp hát bài Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai (sáng tác: Lê Mây)
b. Trả lời câu hỏi:
- Hãy nêu cảm xúc của em khi nghe xong bài hát?
- Theo em, nội dung bài hát này thể hiện những quyền gì của trẻ em?
B. Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em
1. Tìm hiểu các nhóm quyền cơ bản của trẻ em
a. Quan sát ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: (tranh trang 69 sgk)
- Khi các em nhìn bức ảnh số 1 (đám mây đen) hãy cho biết những rủi ro nào sẽ có thể xảy ra nếu các em đứng dưới đám mây?
- Rủi ro này nguy hiểm như thế nào?
- Các em sẽ làm gì để giải quyết nguy cơ bị ướt khi trời mưa to?
- Bố mẹ các em sẽ làm gì để giúp các em không bị ướt nếu đi dưới trời mưa?
b. Thảo luận nhóm liệt kê tất cả các tình huống rủi ro mà trẻ em có thể gặp
Mỗi nhóm chọn một trường hợp trẻ em cần được bảo vệ trong tình huống mà nhóm vừa liệt kê ở trên để thực hành sắm vai
Câu hỏi:
- Em cảm thấy như thế nào trong tình huống đó?
- Chúng ta phải làm gì để bảo vệ bản thân trong tình huống đó?
- Người lớn cần làm gì để bảo vệ trẻ em trong tình huống đó?
- Tại sao trẻ em cần được bảo vệ, chăm sóc?
c. Điền các thẻ từ dưới đây vào phần giải nghĩa em cho là phù hợp nhất?
( Quyền sống còn, quyền bảo vệ, quyền phát triển, quyền tham gia)
.......... | Là những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khỏe... |
.......... | Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật... |
.......... | Là những quyền được tham gia vào các công việc có ảnh hướng đến cuộc sống của trẻ em như bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. |
.......... | Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại.... |
2. Nhận biết các biểu hiện của việc thực hiện quyền trẻ em
a. Dưới đây là 4 bức ảnh, hãy cho biết trẻ em trong những bức ảnh này đang được hưởng quyền gì của mình. Tại sao?
b. Hãy nêu những biểu hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt và những biểu hiện quyền trẻ em bị vi phạm mà em biết theo bảng mẫu:
Biểu hiện quyền trẻ em được thực hiện tốt | Biểu hiện quyền trẻ em bị vi phạm |
c. Theo em, chúng ta cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện vi phạm đó?
3. Tìm hiểu ý nghĩa của việc thực hiện quyền trẻ em
Câu hỏi:
- Trước khi được nhận về nuôi, em bé trong câu chuyện trên đã bị tước đi những quyền gì của trẻ em? Vì sao?
- Việc làm của gia đình chị Mai Anh có ý nghĩa như thế nào đối với em bé này?
b. Em hãy nhớ về một tình huống em đã được người khác giúp đỡ. Khi đó em cảm thấy thế nào?
d. Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần làm gì để hạn chế những biểu hiện đó?
e. Theo em, mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em?
4. Tìm hiểu trách nhiệm của gia đình, xã hội đối với trẻ em
Câu hỏi:
Theo quy định của pháp luật, những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em?
Hãy ghi các việc làm thể hiện trách nhiệm của gia đình, nhà trường, Nhà nước, xã hội và công dân trong việc thực hiện quyền trẻ em vào bảng sau:
Cơ quan, tổ chức, cá nhân | Việc làm thể hiện trách nhiệm |
Gia đình | |
Nhà trường | |
Nhà nước | |
Xã hội | |
Công dân |
b. Em hãy kể tên những tổ chức chăm sóc, giúp đỡ trẻ em bị thiệt thòi mà em biết. Sự xuất hiện của những tổ chức này có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của trẻ em
5. Tìm hiểu bổn phận, nghĩa vụ của trẻ em đối với gia đình, nhà trường và xã hội
Câu hỏi:
- Nam đã thực hiện đúng bổn phận của mình chưa? Tại sao? Hãy minh họa bằng những chi tiết trong tình huống?
- Theo em, Nam nói mẹ vi phạm quyền trẻ em, điều đó có đúng không? Giải thích vì sao?
- Em có tán thành với hành động của Nam và cách cư xử của Nam với mẹ không? Tại sao?
c. Em hãy cùng các bạn trong nhóm thảo luận, nêu những bổn phận, nghĩa vụ của trẻ em và điền vào bảng mẫu sau:
Đối với | Bổn phận, nghĩa vụ của trẻ em |
1. Ông bà, cha mẹ | |
2. Thây giáo, cô giáo | |
3. Bạn bè | |
4. Em nhỏ | |
5. Quê hương, đất nước | |
6. Bản thân mình |
C. Hoạt động luyện tập
1. Thể hiện ý kiến
Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến sau đây? Vì sao? (Đánh dấu x vào ô tương ứng)
Ý kiến | Tán thành | Không tán thành |
1. Người lạ là mối đe dọa lớn nhất của trẻ em | ||
2. Sử dụng trẻ em để mang hàng cấm vì công an ít nghi ngờ trẻ em | ||
3. Tổ chức việc làm cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn | ||
4. Thường xuyên tiêm phòng dịch bệnh cho trẻ em | ||
5. Đối với trẻ em là con trai, người lớn không cần để ý thường xuyên vì các em sẽ biết tự bảo vệ | ||
6. Trẻ em cũng cần tham gia vào tất cả các công việc gia đình để giúp đỡ bố mẹ | ||
7. Mọi hành vi xâm phạm quyền trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc | ||
8. Trẻ em có quyền được khai sinh và có quốc tịch. |
2. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi:
Thông tin thứ nhất
- Diễm Huyền đã được hưởng những quyền và nhóm quyền nào của trẻ em?
- Nêu những việc làm thể hiện Diễm Huyền đã thực hiện tốt quyền và bổn phận của trẻ em
- Tấm gương của Diễm Huyền đã nhắc nhở em điều gì trong cuộc sống và học tập?
Thông tin thứ hai:
- Những quyền nào của Bình đã vi phạm trong tình huống này?
- Nếu chứng kiến cảnh tượng ấy, em sẽ hành động như thế nào?
3. Nghe bài hát và trả lời câu hỏi:
a. Bài hát: Dấu chấm hỏi (của nhạc sĩ Thế Hiển)
b. trả lời câu hỏi:
- Người bạn trong bài hát đã không được hưởng những quyền nào?
- Ai sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo quyền trẻ em cho các bạn nhỏ này?
- Em sẽ làm gì để giúp đỡ các bạn nhỏ có hoàn cảnh khó khăn?
D. Hoạt động vận dụng
1. Đánh giá việc thực hiện bổn phận của bản thân
Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.
2. Vẽ tranh triển lãm về chủ đề: "Bảo vệ quyền trẻ em".
- Thảo luận nhóm để xác định nội dung tranh cổ động bảo vệ quyền trẻ em
- Vẽ tranh trên giấy khổ lớn
- Trưng bày quanh lớp và thuyết minh sản phẩm
3. Viết thư gửi nhà chức trách
Em hãy viết một bức thư cho một người có thẩm quyền (nhà chức trách, thầy cô giáo...) về trường hợp vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em mà em biết và đề xuất cách giải quyết của em.
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Thực hiện ước mơ của em
- Nếu được quyền ước mơ 3 điều cho trẻ em trên toàn thế giới, em sẽ ước những gì?
- Em sẽ hành động thế nào để góp phần thực hiện các ước mơ đó?
Xem thêm bài viết khác
- Học sinh cả lớp cùng hát bài Chim vành khuyên (sáng tác: nhạc sĩ Hoàng Vân) vừa hát vừa thực hiện động tác chào theo lời bài hát. Em có thể rút ra điều gì từ bài hát?
- Tại sao việc học tập của các em lại làm cho Tổ quốc tươi đẹp? Theo em, tổ quốc Việt Nam có tự hào về những người công dân ưu tú của mình không? Tại sao?
- Em hãy nêu những biểu hiện và hệ quả của lối sống không cần kiệm trong học tập, lao động, trong sinh hoạt hằng ngày và các hoạt động xã hội khác.
- Lê-na có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao? Hoa, Minh, Trung, Tuấn đều nói các bạn ấy là công dân Việt Nam. Theo em, các bạn ấy nói có đúng không? Vì sao?
- Kể 3 tấm gương tiêu biểu về sự siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và sinh hoạt hằng ngày mà em biết từ cuộc sống xung quanh của em hoặc từ các phương tiện thông tin, sách báo.
- Nam đã thực hiện đúng bổn phận của mình chưa? Tại sao? Hãy minh họa bằng những chi tiết trong tình huống?
- Em hãy viết một bức thư cho một người có thẩm quyền (nhà chức trách, thầy cô giáo...) về trường hợp vi phạm nghiêm trọng quyền trẻ em...
- Theo quy định của pháp luật, công dân bị bắt, bị giam giữ trong những trường hợp nào?
- Em hãy xác định những biểu hiện của hành vi giao tiếp có văn hóa bằng cách khoanh tròn vào chữ số trước các ý đúng:
- Các nhóm xây dựng kế hoạch thực hiện một hoạt động vì cuộc sống hòa bình
- Hãy đánh dấu việc làm thể hiện sự biết ơn, việc làm không thể hiện sự biết ơn vào cột tương ứng. Giải thích tại sao?
- Chọn câu trả lời: "Thường xuyên/ thỉnh thoảng/ Không bao giờ" tương ứng với mỗi câu trong bảng: