Soạn VNEN GDCD 8 bài 4: Đoàn kết và hợp tác
Soạn bài 4: Đoàn kết và hợp tác - Sách VNEN GDCD lớp 8 trang 22. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
A. Hoạt động khởi động
Trò chơi "Thi tiếp sức chuyền bóng"
- Chơi trò chơi: "Thi tiếp sức chuyền bóng" giữa các nhóm
- Thảo luận: Để giành thắng lợi trong trò chơi này, các thành viên trong mỗi nhóm phải làm gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Tìm hiểu về đoàn kết và hợp tác
Hãy cho biết giữa đoàn kết và hợp tác có mối quan hệ như thế nào? (kHoanh tròn vào chữ cái trước những ý kiến em tán thành)
A. Đoàn kết và hợp tác là đồng nhất với nhau
B. Đoàn kết là điều kiện cần của hợp tác, có nghĩa là muốn hợp tác được trước hết phải đoàn kết
C. Hợp tác là điều kiện cần của đoàn kết, có nghĩa là muốn đoàn kết được trước hết phải hợp tác
D. Giữa đoàn kết và hợp tác có mối quan hệ hữu cơ: Muốn hợp tác được trước hết phái đoàn kết. Ngược lại, việc hợp tác hiệu quả giúp củng cố vững chắc thêm tình đoàn kết giữa các thành viên.
2. Tìm hiểu biểu hiện của đoàn kết và hợp tác
a. Hãy xác định những biểu hiện của đoàn kết, không/thiếu đoàn kết và ghi vào bảng theo mẫu dưới đây:
Biểu hiện của đoàn kết | Biểu hiện của không/ thiếu đoàn kết |
b. Những nội dung nào dưới đây là biểu hiện của hợp tác:
A. Tôn tọng mục đích, mục tiêu hoạt động chung của nhóm, tôn trọng những quyết định chung, những điều đã cam kết
B. Áp đặt ý kiến của mình cho các bạn trong nhóm
C. Biết bày tỏ ý kiến của bản thân, tham gia đóng góp ý tưởng cho nhóm
D. Không thống nhất ý kiến với nhóm nhưng không nói ra.
E. Em lắng nghe, tôn trọng, xem xét các ý kiến, quan điểm của mọi người trong nhóm
G. Biết giao tiếp hiệu quả, tôn trọng, thân ái, sống hài hòa và cảm thông, chia sẻ với các thành viên khác trong nhóm
H. Chỉ lo hoàn thành phần việc mà bản thân được phân công, không quan tâm đến nhiệm vụ của các thành viên khác trong nhóm.
I. Trông chờ, ỉ lại vào mọi người trong nhóm
K. Biết cùng cả nhóm đồng cam cộng khỏ vượt qua những khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ chung
L. Cùng chịu trách nhiệm về những thành công hay thất bại của nhóm, và những sản phẩm do nhóm tạo ra.
3. Tìm hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của đoàn kết và hợp tác
a. Đọc truyện "Chiếc ô tô bị sa lầy".
b. Thảo luận:
- Chiếc ô tô gặp vấn đề gì khi đang đi trên đường?
- Nhờ đâu mà cuối cùng chiếc xe đã vượt qua được hố bùn trong sự vui mừng của mọi người?
- Qua câu chuyện này, em có thể rút ra điều gì về sức mạnh của đoàn kết và hợp tác?
4. Tìm hiểu cách rèn luyện tinh thần đoàn kết, hợp tác
Hãy lập kế hoạch rèn luyện tinh thần đoàn kết, hợp tác trong cuộc sống hằng ngày theo mẫu dưới đây:
STT | Các lĩnh vực/ môi trường sống | Biện pháp, cách thức rèn luyện |
1 | Đoàn kết, hợp tác trong học tập | |
2 | Đoàn kết, hợp tác trong các hoạt động của lớp, của trường | |
3 | Đoàn kết, hợp tác trong gia đình | |
4 | Đoàn kết, hợp tác trong cộng đồng |
C. Hoạt động luyện tập
1. Xử lí tình huống
Tình huống 1: Nhóm của Thanh được phân công trang trí lớp học để chào mừng Ngày Quốc tế Phụ nữ. Thành làm vội vàng, quấy phá một lát rồi bỏ ra sân chơi đá bóng, để mặc các bạn trong nhóm làm nốt những việc còn lại.
Câu hỏi:
1. Bạn Thanh có biết hợp tác không? Vì sao?
2. Nếu là của Thanh, em sẽ khuyên Thanh thế nào?
Tình huống 2: Nhóm của Dung nhận nhiệm vụ chăm sóc cây và hoa ở sân trường. Các bạn bàn bạc, phân công nhau mỗi người chịu trách nhiệm chăm sóc một cây. Sáng nào các bạn cũng đến sớm: vun gốc, nhổ cỏ, bắt sâu, tưới cây, ... Mỗi khi một bạn bị ốm phải nghỉ học không chăm sóc được cây của mình, hoặc một cây bị bệnh là cả nhóm lại cùng hỗ trợ.
Câu hỏi:
- Cách tổ chức chăm sóc cây và hoa của nhóm bạn Dung thể hiện điều gì?
- Theo em, với cách tổ chức làm việc như vậy, kết quả thực hiện nhiệm vụ của nhóm bạn Dung sẽ như thế nào?
Tình huống 3: Nhân là một học sinh kém mới được bổ sung vào nhóm. Thấy vậy, Tiến - học sinh giỏi và là thành viên cũ của nhóm, phàn nàn:
- Tưởng thêm học sinh giỏi, chứ thêm học sinh kém thì có ích gì! Mình lại phải làm nhiều việc hơn mà thôi!
Câu hỏi:
- Em có đồng tình với thái độ của Tiến không? Vì sao?
- Nếu là một thành viên trong nhóm, em sẽ nói gì với Tiến?
3. Cùng chia sẻ:
- Bạn đã biết hợp tác với ai làm một việc gì đó bao giờ chưa? Đó là việc gì? Bạn đã hợp tác với họ như thế nào? Kết quả ra sao?
- Theo bạn, lớp mình đã đoàn kết và hợp tác chưa?
- Để lớp mình trở thành một tập thể đoàn kết và hợp tác, chúng ta cần phải làm gì?
D. Hoạt động vận dụng
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
Phân tích ý nghĩa của các câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn dưới đây:
"Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao"
"Thuận vợ, thuận chồng tát Biển Đông tát cạn"
"Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công"
2. Sưu tầm những câu chuyện, tấm gương về đoàn kết, hợp tác trong thực tiễn và chia sẻ với bạn bè.
Hãy viết một bài viết ngắn khoảng 1 trang giấy A4 về ý nghĩa, tầm quan trọng của đoàn kết và hợp tác
Xem thêm bài viết khác
- Dưới đây là một số hình ảnh tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. Các nhóm hãy điền số của hình ảnh cho phù hợp với tín ngưỡng và loại hình tôn giáo để hoàn thành phiếu học tập số 4.
- Hãy tư vấn để giúp bạn giải đáp một số câu hỏi sau:
- Việc một số bạn tự đứng ra ngoài khi mắc lỗi trong lúc chơi mà không cần có người giám sát đã thể hiện phẩm chất gì của họ?
- Các bức ảnh dưới đây thể hiện nội dung gì?
- Đâu là hành động có tính kỉ luật trong những hành động sau
- Em có tán thành suy nghĩ của Lan không? Vì sao?
- Theo em, hành vi tôn trọng được thể hiện ở chỗ nào, câu nói nào trong câu chuyện trên?
- Soạn VNEN GDCD 8 bài 6: Tuân thủ kỉ luật
- Tý cho rằng "sợi dây kéo diều xuống", nhưng theo em, sợi dây diều kéo diều xuống hay giúp diều bay cao? Vì sao?
- Em hãy nêu những việc nên làm và không nên làm để phát triển tình hữu nghị giữa các dân tộc
- Em sưu tầm các kinh nghiệm để lựa chọn và sử dụng thực phẩm an toàn
- Khi bị rò rỉ gas, mình nên làm gì và không nên làm gì? Khi bị ngộ độc thực phẩm, mình nên làm gì?