Sưu tầm tư liệu về Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) hoặc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)
2. Sưu tầm tư liệu về Khu di tích Kim Liên (Nam Đàn, Nghệ An) hoặc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng (Quảng Bình)
Bài làm:
Bài giới thiệu về rừng quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng
Phong Nha Kẻ Bàng được ví như một bảo tàng địa chất khổng lồ có giá trị đặc biệt và mang ý nghĩa toàn cầu bởi cấu trúc địa lý phức tạp, cùng lịch sử hình thành từ hàng trăm triệu năm trước. Trải qua các giai đoạn kiến tạo quan trọng, cùng các chuyển động đứt gãy, phối tảng, uốn nếp đã tạo ra các dãy núi trùng điệp và các bồn trầm tích sụt lún, từ đó hình thành nên sự đa dạng về địa chất, địa mạo cho nơi đây.
- Về hang động : Tại vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã phát hiện khoảng 300 hang động lớn nhỏ, trong đó nổi bật như hệ thống động Phong Nha, động Thiên Đường, hang Én, hang Sơn Đoòng lớn nhất thế giới... và vẫn chưa được khám phá hết.
- Về sông ngầm : Do đặc trưng núi đá vôi và lượng mưa lớn của khu vực Phong Nha Kẻ Bàng đã tạo ra hệ thống sông ngòi phức tạp, len lỏi khắp vườn quốc gia, lúc chảy ngầm, lúc trồi lên mặt đất rồi nhập lại thành 3 dòng sông chính là sông Chày, sông Son và sông Troóc, sau đó đều chảy vào sông Gianh, rồi đổ ra biển Đông.
- Hệ thực vật : Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng là rừng nguyên sinh trên núi đá vôi điển hình với các loại thực vật đặc trưng như cây họ dầu, nghiến, chò đãi, chò nước, sao... trong dó có 38 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam và 25 loài nằm trong Sách đỏ thế giới.
- Hệ động vật : Phong Nha Kẻ Bàng là nơi sinh sống của 140 loài thú, nổi bật nhất là hổ và bò tót; 302 loài chim; 81 loài bò sát lưỡng cư và 10 loài linh trưởng quý hiếm như voọc, sao la, mang... cùng nhiều loài cá, nhiều loài rắn, tắc kè, thằn lằn, bọ cạp...
Với giá trị đặc sắc từ địa hình cho đến hệ động thực vật phong phú, Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào tháng 7/2003. Du lịch Phong Nha Kẻ Bàng còn hấp dẫn bước chân du khách bởi nhiều hành trình khám phá thiên nhiên đậm chất hoang dã.
Xem thêm bài viết khác
- Tính tộc độ tăng trưởng sản lượng thủy sản, số lượng đà bò và năng suất lúa vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1995 - 2014. Vẽ biểu đồ
- Hãy chứng minh: Cách mạng khoa học - kĩ thuật có những tác động tích cực về nhiều mặt nhưng cũng đe dọa sự sống của con người.
- KHXH 9 bài 23 - Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 Khoa học xã hội 9 bài 23
- Nhận xét chỉ số phát triển công nghiệp của các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2012 - 2014. Kể tên các ngành công nghiệp ở Duyên hải Nam Trung Bộ và sự phân bố của chúng?
- Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu lao động phân theo thành phần kinh tế nước ta giai đoạn trên? Nêu ý nghĩa của sự thay đổi đó?
- KHXH 9 bài 23 - Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương Khoa học xã hội 9 bài 23
- Trong quá trình phát triên từ ASEAN 5 thành ASEAN 10, em ấn tượng với sự kiện nào nhất? Vì sao?
- Lấy ví dụ cụ thể về các nhân tố ảnh hưởng đến sự phân bố các ngành dịch vụ? Giải thích tại sao Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất nước ta?
- Nêu những khác biệt về cư trú và hoạt động kinh tế giữa phía Đông và phía Tây Duyên hải Nam Trung Bộ? Nêu đặc điểm nổi bật về nguồn lao động của vùng?
- Trình bày thực trạng vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay? Đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn đề việc làm? Khoa học xã hội 9 bài 2
- Đọc thông tin kết hợp với những hiểu biết của em, hãy lập và hoàn thành sơ đồ theo yêu cầu dưới đây về các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phát triển các ngành công nghiệp tương ứng
- Giải bài 12: Các nước Á, Phi, Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến nay