Trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P4)
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm vật lí 11 chương 2: Dòng điện không đổi (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cường độ dòng điện không đổi được xác định bằng công thức nào sau đây?
- A. I = q.t
- B. I = q/t
- C. I = t/q
- D. I = q/e
Câu 2: Trong nguồn điện hoá học (pin, acquy) có sự chuyển hoá từ
- A. Cơ năng thành điện năng
- B. Nội năng thành điện năng
- C. Hoá năng thành điện năng
- D. Quan năng thành điện năng
Câu 3: Khi nối hai cực của nguồn điện với một mạch ngoài thì công do nguồn điện sinh ra trong thời gian một phút là 720J. Công suất của nguồn điện bằng:
- A. 4,2W
- B. 12W
- C. 1,2W
- D. 42W
Câu 4: Cho đoạn mạch như hình vẽ: R1 = 22,5Ω, R2 = 12Ω, R3 = 5Ω, R4 = 15Ω, UAB = 12V. Tính cường độ dòng điện qua R4 ?
- A. 0,15 A.
- B. 0,2 A.
- C. 0,1 A.
- D. 0,08 A.
Câu 5: Nguồn điện tạo ra hiệu điện thế giữa hai cực bằng cách
- A. tách electron ra khỏi nguyên tử và chuyển electron và ion về các cực của nguồn.
- B. sinh ra electron ở cực âm.
- C. sinh ra ion dương ở cực dương.
- D. làm biến mất electron ở cực dương.
Câu 6: Dấu hiệu tổng quát nhất để nhận biết dòng điện là:
- A. tác dụng hóa.
- B. tác dụng từ.
- C. tác dụng nhiệt.
- D. tác dụng sinh lí.
Câu 7: Người ta mắc hai cực của nguồn điện với một biến trở có thể thay đổi từ 0 đến vô cực. Khi giá trị của biến trở rất lớn thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4,5 (V). Giảm giá trị của biến trở đến khi cường độ dòng điện trong mạch là 2 (A) thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 4 (V). Suất điện động và điện trở trong của nguồn điện là:
- A. E = 4,5 (V); r = 4,5 (Ω).
- B. E = 4,5 (V); r = 2,5 (Ω).
- C. E = 4,5 (V); r = 0,25 (Ω).
- D. E = 9 (V); r = 4,5 (Ω).
Câu 8: Một nguồn điện có suất điện động ξ = 12V và điện trở trong r = 2Ω được mắc với một mạch ngoài sao cho cường độ dòng điện qua nguồn bằng I = 2A . Tính công của lực lạ và nhiệt lượng tỏa ra trong nguồn trong thời gian Δt = 30 phút và tính điện năng tiêu thụ của mạch ngoài trong thời gian này?
- A. 43200J; 14400J; 28800J
- B. 14400J; 43200J; 28800J
- C. 14400J; 1400J; 2880J
- D. 4320J; 140J; 2880J
Câu 9: Cho một mạch điện gồm một pin 1,5 V có điện trở trong 0,5 Ω nối với mạch ngoài là một điện trở 2,5 Ω. Cường độ dòng điện trong toàn mạch là
- A. 3A.
- B. 3/5A.
- C. 0,5 A.
- D. 2A
Câu 10: Một dòng điện không đổi có cường độ 3 A thì sau một khoảng thời gian có một điện lượng 4 C chuyển qua một tiết diện thẳng. Cùng thời gian đó, với dòng điện 4,5 A thì có một điện lượng chuyển qua tiết diện thằng là
- A. 4 C.
- B. 8 C.
- C. 4,5 C.
- D. 6 C.
Câu 11: Trong mạch điện chỉ có R, khi dòng điện có cường độ I chạy qua mạch thì nhiệt lượng toả ra trong đoạn mạch trong khoảng thời gian t được tính bằng công thức
- A. Q = RIt
- B. Q = UI t
- C. Q = RIt
- D. Q = Rit
Câu 12: Các nguồn điện duy trì được sự tích điện khác nhau ở hai cực của nguồn điện là do
- A. có sự xuất hiện của lực điện trường bên trong nguồn điện
- B. có sự xuất hiện của lực lạ bên trong nguồn điện
- C. các hạt mang điện chuyển động hỗn loạn bên trong nguồn điện
- D. các hạt mang điện đều chuyển động theo một hướng bên trong nguồn điện
Câu 13: Giữa hai đầu mạng điện có mắc song song 3 dây dẫn điện trở lần lượt là R1 = 4Ω, R2 = 5Ω, R3 = 20Ω. Tìm hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch nếu cường độ dòng điện trong mạch chính là 2,2A
- A. 8,8 V.
- B. 11 V.
- C. 63,8 V.
- D. 4,4 V.
Câu 14: Một mạch điện gồm một pin 9 V, điện trở mạch ngoài 4 Ω, cường độ dòng điện trong toàn mạch là 2 A. Điện trở trong của nguồn là
- A. 0,5 Ω.
- B. 4,5 Ω.
- C. 1 Ω.
- D. 2 Ω.
Câu 15: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1Ω được mắc với điện trở R = 4,8Ω thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12V. Suất điện động của nguồn điện và cường độ dòng điện trong mạch lần lượt bằng:
- A. 12V; 2,5A
- B. 25,48V; 5,2A
- C. 12,25V; 2,5A
- D. 24,96V; 5,2A
Câu 16: Muốn dùng quạt điện (110V-110W) ở mạng điện có hiệu điện thế U = 220V người ta mắc nối tiếp quạt nối đó với một bóng đèn có hiệu điện thế định mức Uđ = 220V . Muốn cho quạt điện làm việc bình thường thì bóng đèn đó phải có công suất định mức là bằng bao nhiêu và khi mắc như vậy thì công suất tiêu thụ thực tế của bóng đèn là bao nhiêu?
- A. 220W,110W
- B. 440W,110W
- C. 110W,110W
- D. 120W,220W
Câu 17: Một nguồn điện có suất điện dộng E = 1,5V, điện trở trong r = 0,1Ω. Mắc giữa hai cực của nguồn điện hai điện trở R1 và R2, Khi R1, R2 mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện qua mỗi điện trở là 1,5A, khi mắc R1 song song với R2 thì cường độ dòng điện qua mạch chính là 5A. R1, R2 có giá trị bằng
- A. R1 = 0,3Ω; R2 = 0,6Ω hoặc R1 = 0,6Ω; R2 = 0,3Ω
- B. R1 = 0,4Ω; R2 = 0,8Ω hoặc R1 = 0,8Ω; R2 = 0,4Ω
- C. R1 = 0,2Ω; R2 = 0,4Ω hoặc R1 = 0,4Ω; R2 = 0,2Ω
- D. R1 = 0,1Ω; R2 = 0,2Ω hoặc R1 = 0,2Ω; R2 = 0,1Ω.
Câu 18: Trong một đoạn mạch có điện trở thuần không đổi, nếu muốn tăng công suất tỏa nhiệt lên 4 lần thì phải
- A. tăng hiệu điện thế 2 lần.
- B. tăng hiệu điện thế 4 lần.
- C. giảm hiệu điện thế 2 lần.
- D. giảm hiệu điện thế 4 lần.
Câu 19: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện với mạch ngoài là điện trở thì hiệu điện thế mạch ngoài
- A. tỷ lệ thuận với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
- B. tỷ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy trong mạch.
- C. tăng khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
- D. giảm khi cường độ dòng điện chạy trong mạch tăng.
Câu 20: Mắc một điện trở 14Ω vào hai cực của một nguồn điện có điện trở trong là 1Ω thì hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện này là 8,4V. Công suất mạch ngoài và công suất của nguồn điện lần lượt bằng
- A. PN = 5,04W; Png = 5,4W
- B. PN = 5,4W; Png = 5,04W
- C. PN = 84 W; Png = 90W
- D. PN = 204,96W; Png = 219,6W
Xem thêm bài viết khác
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 3: Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 15: Dòng điện trong chất khí
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 10: Đoạn mạch chứa nguồn điện. Ghép các nguồn điện thành bộ (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 1: Điện tích. Định luật Cu lông (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P2)
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 3: Dòng điện trong các môi trường (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 22: : Lực Lo-ren-xo
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt (P2)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 21: Từ trường của dòng điện chạy trong các dây dẫn có hình dạng đặc biệt (P1)
- Trắc nghiệm Vật lí 11 học kì I (P5)
- Trắc nghiệm vật lý 11 bài 30: Giải bài toán về hệ thấu kính
- Trắc nghiệm vật lí 11 chương 5: Cảm ứng điện từ (P1)