Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) là cuộc chiến tranh gây nên những tổn thất lớn nhất về người và của trong lịch sử nhân loại. Chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chiến tranh thế giới thứ hai với bài học dưới đây mà KhoaHoc đã soạn thảo và giới thiệu cho các bạn.
A. Kiến thức trọng tâm
I. Nguyên nhân bùng nổ chiến tranh thế giới thứ hai
- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933
- Mâu thuẫn về quyền lợi, giữa các nước đế quốc
- Chính sách thỏa hiệp của Anh - Pháp - Mỹ: tạo điều kiện để phát xít Đức, Ý, Nhật châm ngòi lửa chiến tranh để chia lại thế giới.
* 1.9.1939, Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
II. Những diễn biến chính
1. Chiến tranh bùng nổ và lan rộng toàn thế giới (từ ngày 1-9-1939 đến đầu năm 1943)
a. Ở châu Âu
- Đến hè năm 1941, Đức đã đánh chiếm hầu hết các nước Châu Âu.
b. Ở châu Á-Thái Bình Dương
- 07.12.1941, Nhật Bản tấn công Mỹ tại Trân Châu Cảng (Haoai). Sau đó đánh chiếm toàn bộ Đông Nam Á.
c. Ở Bắc Phi
- 9.1940 Italia tấn công Ai Cập
=> Chiến tranh lan rộng toàn thế giới
d. Ở mặt trận Xô – Đức
- 22.06.1941 Đức bất ngờ tấn công Liên Xô.
- 01.1942, Mặt trân Đồng minh chống phát xít được thành lập, nhằm tập hợp và đoàn kết các lực lượng chống phát xít.
2. Quân Đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (Từ đầu năm 1943 đến tháng 8 - 1945)
a. Mặt trận Xô và Đức :
- Ngày 2-2-1943: Chiến thắng Xta- lin- grat ,Hồng Quân Liên Xô và liên quân Anh – Mỹ liên tiếp phản công .
- Cuối 1944 toàn bộ Liên Xô được giải phóng và giúp nhân dân Đông Âu truy quét quân Đức .
- 5-1943 Đức –Ý hạ vũ khí ở Bắc Phi
- 6-6-1944 Mỹ- Anh đổ bộ lên Bắc Pháp .
- 9-5-1945 Đức hàng không điều kiện , chiên tranh kết thúc ở Châu Âu .
b. Châu Á – Thái bình Dương :
- Hồng Quân Liên Xô đánh tan đạo quân Quan Đông của Nhật ở Đông Bắc Trung Quốc .
- 6 và 9-8-1945 Mỹ thả bom nguyên tử xuống Hi rô si ma và Na ga da ki
- 15-8-1945 : Nhật hàng không điều kiện , Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc .
III. Kết cục của chiến tranh thế giới thứ hai
- Phát xít Đức – Ý – Nhật sụp đổ hòan tòan . Liên Xô là lực lượng đi đầu , chủ chốt trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít .
- Là cuộc chiến lớn , nhất , khốc liệt nhất , 60 triệu người chết , 90 triệu người bị thương và tàn tật , thiệt hại vật chất gấp 10 lần chiến tranh thế giới thứ nhất .
- Tình hình thế giới biến đổi căn bản : hệ thống xã hội chủ nghĩa ra đời , phong trào giải phóng dân tộc phát triển .
B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI
Kiến thức thú vị
Hướng dẫn trả lời câu hỏi giữa bài học
Câu 1: Trang 105 – sgk lịch sử 8
Quan sát bức tranh (SGK, trang 105), em hãy giải thích tại sao Hít-le lại tấn công các nước châu Âu trước ?
Câu 2: Trang 105 – sgk lịch sử 8
Nêu diễn biến chính của giai đoạn đầu Chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3: Trang 108 – sgk lịch sử 8
Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng chủ nghĩa phát xít?
Câu 4: Trang 108 – sgk lịch sử 8
Qua các hình 77, 78,79 (SGK, trang 107,108) , em suy nghĩ gì về hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại ?
Hướng dẫn giải các bài tập cuối bài học
Câu 1: Trang 108 – sgk lịch sử 8
Vì sao chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ?
Câu 2: Trang 108 – sgk lịch sử 8
Lập niên biểu về những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
=> Trắc nghiệm lịch sử 8 bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)
Xem thêm bài viết khác
- Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
- Nêu những nét chính về diễn biến chiến sự trong giai đoạn thứ nhất?
- Phong trào công nhân từ sau cách mạng 1848 – 1849 đến năm 1870 có nét gì nổi bật?
- Bài 2: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII
- Hoàn cảnh ra đời của quốc tế thứ hai. Vì sao quốc tế thứ hai tan rã?
- Nêu kết quả của cách mạng công nghiệp ở Anh?
- Lập bảng thống kê các sự kiện chính của cách mạng tháng Mười?
- Kể tên những phong trào đấu tranh của các nước châu Á.
- Trình bày diễn biến và kết quả của cuộc CM Hà Lan?
- Nêu nội dung chính của chính sách kinh tế mới?
- Lập bảng thống kê về phong trào độc lập dân tộc ở châu Á.
- Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức được thể hiện ở những mặt nào?